Cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu mới nhất

Cập Nhật Mới

Hiện nay, có rất nhiều cách giúp bạn chia ổ đĩa mà không mất dữ liệu. Bạn có thể dùng các phần mềm miễn phí, trả phí. Tuy nhiên trong bài viết này của updatemoi.com xin giới thiệu tới bạn cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu mà không phải dùng bất cứ phần mềm nào.

Thông thường với mỗi một ổ cứng sẽ tương đương với một phân vùng dữ liệu trên máy tính, điều này dễ thấy khi bạn mua một chiếc máy tính mới sẽ chỉ có một ổ duy nhất đó là ổ C. Điều này sẽ gây bất tiện khi chúng ta lưu trữ dữ liệu và sẽ có thể mất hết dữ liệu nếu máy tính bị lỗi dẫn tới phải cài lại windows. Chính vì vậy việc chia phân vùng trên ổ cứng là điều rất cần thiết, giúp cho chúng ta quản lý dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn chia ổ đĩa thôi thì chúng tớ sẽ giới thiệu cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu dùng trực tiếp trên Windows nhé.

Hướng dẫn cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu

Chi tiết cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu

Để không làm mất đi các dữ liệu sau khi phải chia ổ đĩa thì bạn thực hiện theo từng bước sau đây nhé

Bước 1: Vâng! Để bắt đầu thực hiện được cách này thì bạn cần loại bỏ ngay chức năng chia ổ cứng trên Windows đã nhé.

Bạn nhấn ngay vào mục My Computer trên màn hình máy tính rồi chọn mục Properties.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cần tìm mục Advanced system settings như hình sau nhé.

Trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ mới, chọn System Protection để tắt tính năng chống bảo vệ chống chia ổ nhé.

Bước 3: Chọn ổ C chính là ổ hệ điều hành của máy tính rồi chọn tiếp “Configure”.

Bạn hãy tìm chọn thêm mục Turn off system protection rồi nhấn OK là được nhé.

Một cửa sổ mới xuất hiện nhằm xác nhận lại bạn có thực sự muốn tắt chức năng  “Turn off system protection trên Windows hay không. Chọn “Yes” để tiếp tục cài đặt.

Bước 4: Các bước trên chỉ phục vụ cho nhu cầu tắt chức năng bảo vệ thôi nhé.

Để tiếp tục, bạn ấn chọn lại My Computer rồi chọn ngay chức năng  Manager.

Bước 5: Nhấn chọn mục Disk Management như hình dưới.

Bước 6: Tìm chọn ngay tới ổ bạn muốn chia. Trong hình dưới thì ổ muốn chia của mình chính là ổ hoàn toàn mới. Mình sẽ ấn chọn vào Shrink Volume.

Bước 7: Công việc tiếp theo của bạn là chọn dung lượng ổ cứng mới. Số mặc định ở đây là số dung lượng có thể chia ổ mới. Tuy nhiên bạn nên chia ổ mới làm sao để ổ C ban đầu còn trông hẳn 10 GB để không ảnh hưởng tới tốc độ máy sau này nhé.

Như hình thì tớ chỉ chia ổ mới bằng nửa dung lượng cho phép thôi. Nếu bạn muốn chọn 30000 MB tức là 30GB thì ổ C tính ra sẽ còn lại 61GB-30GB.

Nếu đã chọn được dung lượng ổ cứng mới rồi thì chọn nút nút “Shrink” để thực hiện.

Bước 8: Bạn có nhìn thấy một phân vùng màu đen như hình không. Bạn hãy nhấp chuột vào phân vùng đó rồi chọn  “New Simple Volume”.

Để tiếp tục cài đặt, bạn cứ ấn tiếp các mục Next để hoàn thành cài đặt thuộc tính cho ổ mới nhé.

Như vậy là chúng tớ đã xong phần chia ổ đĩa rồi nhé. Nhìn thì dài vậy thôi chứ khi thực hiện không mất thời gian lắm đâu nhé.

Chi tiết cách gộp ổ đĩa trên máy tính không mất dữ liệu

Sau khi chia ổ đĩa nếu bạn có nhu cầu gộp 2 phân vùng vào với nhau thì trước tiên bạn phải xoá một phân vùng đi thì mới có thể gộp vào phân vùng mới. Lưu ý trước khi xoá phân vùng thì bạn hãy sao chép hết các dữ liệu quan trọng trong phân vùng đó sang nơi khác, nếu không sẽ mất dữ liệu.

Như hình thì tớ muốn gộp  ổ “DATA” vào ổ “New Volume” thì tất nhiên tớ phải copy hết nội dung từ “DATA” sang “New Volume” trước.

Tại ổ DATA, bạn chọn “Delete Volume” nhé.

Bạn lại chọn chuột phải rồi ấn chọn mục “Delete Volume” nữa nhé.

Giờ thì quay sang ổ được gộp là ổ New Volume, chúng mình cùng nhấp chuột phải rồi chọn Extend Volume.

Tiếp theo

Hoàn thành các cài đặt còn lại bằng cách ấn chọn Next là xong nhé.

Trên đây là bài hướng dẫn cách chia ổ đĩa không mất dữ liệu được thực hiện ngay trên windows 10 không cần cài thêm phần mềm và chỉ với vài bước đơn giản thôi nhé. Để có thể làm chủ máy tính tốt hơn thì các bạn nên tham khảo thêm thủ thuật này nhé. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.