Lỗi not responding là một lỗi rất hay gặp trên máy tính hay laptop gây ra vô số phiền toái cho người sử dụng. Các hiện tượng của lỗi này là thông báo not responding nhảy ra ngăn cản bạn tắt cửa sổ và thậm chí khiến máy bị treo, phải khởi động lại… cực kỳ khó chịu.Tuy nhiên nếu biết rõ được nguyên nhân gây ra lỗi thì bạn có thể thấy đây cũng không phải là một lỗi quá khó khắc phục. Do đó trong chủ đề sửa lỗi máy tính thuộc blog hỗ trợ bên dưới đây xin được chia sẻ đến mọi người nguyên nhân và cách sửa lỗi not responding trên windows 10, 8, 7 một cách dễ dàng nhất
Xem Nhanh Mục Lục
Lỗi not responding là gì ? Thường gặp trên các thiết bị nào?
Not responding là hiện tượng mà mọi người khi truy cập vào một ứng dụng hay phần mềm nào đó trên máy tính của mình mà trong khoảng thời gian đó khi gửi tín hiệu sử dụng không được đáp ứng từ đó hệ thống máy tính sẽ tự động ngừng đáp ứng yêu cầu thực hiện mở phần mềm ứng dụng đó. Hiện tượng này xảy ra thường sẽ làm mờ đi ứng dụng mà mọi người đang bật rồi hiện thông báo Not responding
Thông thường các thiết bị máy tính laptop, pc sử dụng hệ điều hành win mọi phiên bản từ windows 10, 8, 7 đều có khả năng gặp phải tình huống này. Để thoát khỏi tình huống trên thì mình thường phải bật cửa sổ End Task sẽ xuất hiện để bạn tắt đi và nếu mọi người muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi trên thì blog hỗ trợ xin được liệt kê ở phía bên dưới đây
Nguyên nhân hiện thông báo lỗi Not responding trên máy tính
- Do nhiệt độ CPU của máy tính laptop, PC tăng lên quá cao
- Do RAM trên windows 10, 8, 7 bị đầy hoặc lỗi, hỏng (trường hợp này sẽ khiến ứng dụng thường xuyên gặp lỗi Not responding)
- Do phần mềm ứng dụng xung đột với hệ thống
- Do bộ nhớ tạm thời của máy tính bị đầy hoặc quá tải trong khoảng thời gian đó
- Do virus, trojan.
- Do driver máy tính bị cũ
Tổng hợp các cách sửa lỗi Not responding trên windows 10, 8, 7
Kiểm tra các phần mềm, ứng dụng trên máy tính khắc phục not responding
Như mình đã chia sẻ ở phần nguyên nhân thì đối với trường hợp do các phần mềm gây ra thì rất dễ dàng mọi người có thể làm thao tác đơn giản nhất để khắc phục đó là reset lại máy tính laptop, pc của mình. Thế nhưng ở phân dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn về lý do cũng như cách khắc phục Not responding bằng cách kiểm tra từng phần một bên dưới nhé
Kiểm tra nhiệt độ CPU sửa lỗi not responding
Ai cũng biết sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh nếu nhiệt độ CPU nóng lên vượt quá nhiệt độ quy định (trên 60 độ C), trong đó cũng bao gồm cả lỗi not responding. Vì vậy, bước đầu tiên bạn nên kiểm tra nhiệt độ CPU bằng các phần mềm như HWMonitor, AMD Ryzen Master,… Trong trường hợp, máy tính của bạn quá nóng, hãy kiểm tra xem quạt tản nhiệt có hoạt động tốt không. Nếu có điều kiện và cảm thấy cần thiết, bạn cũng có thể tháo máy và tra keo tản nhiệt cho CPU.
Kiểm tra RAM sửa lỗi not responding
Một trong những nguyên nhân xuất phát từ phần cứng nữa là từ bộ nhớ RAM. Nếu bộ nhớ RAM của bạn bị đầy hoặc lỗi, bạn cũng sẽ dễ gặp tình trạng Windows not responding. Cách thông thường là bạn có thể tháo RAM ra khỏi CPU và thực hiện vệ sinh khe cắm RAM, sau đó lắp lại đúng vị trí và khởi động lại máy xem có còn lỗi không.
Kiểm tra ứng dụng đang chạy trên windows sửa lỗi not responding
Khi máy tính của bạn bị lỗi not responding làm cho treo máy, không thể thoát khỏi ứng dụng, mà may mắn con chuột vẫn có thể hoạt động được bạn có thể thử giải quyết bằng cách này. Tất cả những gì bạn cần làm là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở hộp thoại Task Manager như hình:
Lúc này bạn có thể tìm tên của ứng dụng đang bị treo để tắt đi. Thao tác để tắt là nháy chuột phải vào tên ứng dụng và nháy End task để thực hiện tắt cửa sổ bị treo đi.
Xoá các bớt thư mục trong bộ nhớ tạm thời sửa lỗi not responding
Bộ nhớ tạm thời bị quá tải cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng máy bị chậm, treo máy… Để giải quyết vấn đề này bạn có thể làm theo các bước sau:
- Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập temp vào hộp thoại Run và nhấn Enter.
- Một hộp thoại sẽ hiện ra tương tự như hình dưới, tại đây bạn có thể nháy chọn để xóa bớt các file không cần thiết, hoặc nhấn Ctrl + A để chọn xóa tất cả và nhấn Delete.
Quét virus trên windows sửa lỗi not responding
Virus cũng là một trong những nhân tố không thể loại khỏi danh sách các nguồn gây lỗi do vậy việc quét virus cũng là một trong những giải pháp không thể bỏ qua. Bạn có thể sử dụng Windows Defender hoặc các phần mềm diệt virus như Kaspersky, Norton hay Avast… để quét và tiêu diệt sự tấn công của virus, đưa máy tính trở lại làm việc bình thường.
Cập nhật hệ thống cho windows sửa lỗi not responding
Nếu thử vài cách mà vẫn không ăn thua, bạn có thể tìm đến giải pháp cập nhật hệ điều hành. Đôi khi việc cập nhật bản update cho máy tính sẽ giúp bạn thoát khỏi lỗi not responding do máy tính hoạt động trơn tru hơn.
Đối với win 10, nếu bạn muốn tìm bản cập nhật của hệ điều hành thì hãy nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở phần Setting. Trong danh mục hiện ra bạn chỉ cần nháy chọn Update & Security sẽ thấy các tùy chọn cập nhập được liệt kê sẵn. Lúc này bạn chỉ cần nháy chuột trái vào tùy chọn Windows Update rồi nháy tiếp vào Check for updates như hình dưới là được.
Về phần các hệ điều hành còn lại, phần Windows Update sẽ nằm trong menu Start các bạn có thể dễ dàng tìm thấy bằng cách gõ Windows Update vào khung tìm kiếm.
Sau khi cài đặt xong bạn đừng quên Restart máy và kiểm tra xem còn lỗi không nhé.
Cập nhật Driver cho máy tính khắc phục lỗi not responding
Nhiều khi Driver cũ cũng khiến máy hoạt động không ổn định dẫn tới các lỗi hệ thống, do vậy việc cập nhật Driver cũng là một cách nên thử nếu bạn muốn loại bỏ tình trạng máy đơ, đứng do not responding.
Thao tác để cập nhật cũng không có gì phức tạp, gồm hai bước như sau:
- Đầu tiên bạn hãy mở menu Start và gõ Device Manager để tìm nhanh tùy chọn này.
- Sau khi nháy chọn vào Device Manager bạn sẽ thấy hộp thoại Device Manager hiện ra, lúc này bạn hãy nháy chuột phải vào từng phần cứng và chọn Update Driver để cập nhật driver nha.
Sử dụng các công cụ khác sửa lỗi Not responding
Ngoài việc kiểm tra các phần mềm, ứng dụng máy tính thì trên windows 10, 8, 7 thì nhà phát hành cũng phát triển các công cụ sửa lỗi hệ thống cho người dùng có thể kể đến như Troubleshooter, Clean Boot, System File Checker Scan. Trường hợp mọi người không tìm ra nguyên nhân gây lỗi mọi người có thể dùng các biện pháp này.
Dùng công cụ Troubleshooter sửa lỗi not responding
Ngoài ra, win 10 còn cung cấp cho các bạn một công cụ vô cùng hữu dụng là Troubleshooter. Với công cụ này cho phép bạn có thể xem xem chương trình nào đang gây ra lỗi, từ đó có thể nhanh chóng khắc phục.
Để sử dụng công cụ này, bạn hãy làm như sau:
Đầu tiên, nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở bảng chọn Setting, tiếp theo bạn hãy nhập System Maintenance vào thanh tìm kiếm để mở cửa sổ mới. Khi cửa sổ mới hiện ra bạn chỉ cần tích chọn vào dòng Perform recommended maintenance tasks automatically như hình dưới.
Tiếp tục nhấn Next và làm theo hướng dẫn của hệ thống. Cuối cùng đợi máy quét xong bạn chỉ cần khởi động lại máy là hoàn thành.
Dùng công cụ Clean Boot sửa lỗi not responding
Một giải pháp khác nữa cho bạn đó chính là Clean boot. Đây cũng là một công cụ giúp bạn tìm ra những ứng dụng đang gây lỗi trên máy. Để sử dụng bạn hãy nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run chuyên dùng. Sau đó trong khung soạn thảo bạn hãy nhập lệnh msconfig rồi nháy OK để mở hộp thoại.
Khi hộp thoại được mở ra bạn hãy nháy vào thẻ Boot trên thanh tác vụ ở trên cùng và bỏ dấu chọn ở trước tùy chọn Safe boot nhé, sau đó đừng quên nhấn OK để xác nhận lại thao tác nữa.
Đến đây bạn lại cần tiếp tục mở thẻ General. Trong cửa sổ của thẻ General, đầu tiên bạn hãy bỏ chọn trước Load startup items, đồng thời thay vào đó hãy tích chọn trước ô Selective startup như hình dưới nhé.
Thẻ cuối cùng bạn cần mở là Services. Lúc này bạn chỉ cần tích chọn vào Disable all và nháy OK là xong.
Dùng công cụ System File Checker Scan sửa lỗi not responding
Công cụ cuối cùng mà mình muốn giới thiệu ở đây là System File Checker Scan. System File Checker Scan là một công cụ được tích hợp sẵn trên máy, có khả năng quét và tự động sửa lỗi để chắc chắn các file hệ thống đang hoạt động bình thường. Để sử dụng công cụ này bạn cũng cần phải mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập cmd và nhấn OK để đi đến cửa sổ Command Prompt hiện lên, bạn chỉ cần gõ câu lệnh sfc /scannow rồi nhấn Enter để thực hiện. Lúc này công cụ System File Checker Scan sẽ chạy và quét toàn bộ máy tính cho bạn.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ nguyên nhân gây ra lỗi not responding trên windows 10, 8, 7 và vài cách đơn giản mà Blog hỗ trợ tổng hợp được mong rằng các bạn ứng dụng thành công và nhanh chóng khắc phục được lỗi not responding trên máy tính. Tuy bài viết hơi dài nhưng nó chứa đựng đầy đủ cũng như chi tiết nhất về lỗi này mọi người có thể tham khảo nha. Theo dõi chuyên mục sửa lỗi máy tính mỗi ngày để biết thêm thông tin về nhiều lỗi khác nữa trên máy tính windows