Hàm SUMIFS trong Excel, Cách dùng hàm SUMIFS có kèm ví dụ

3 Cập Nhật Mới
ham sumifs trong excel

Nói đến Hàm SUMIFS trong Excel thì đây là một trong những hàm toán học và lượng giác được áp dụng trên bảng tính để có thể cộng được tất cả các đối số của nó mà đồng thời vẫn có thể đáp ứng nhiều tiêu chí mà người sử dụng đề ra. Để hiểu rõ hơn và vẫn dụng tốt hơn hàm SUMIFS này trên bảng tính Excel thì mọi người có thể tham khảo qua về những thông tin được blog hỗ trợ chia sẻ bên dưới đây về cú pháp cũng như các vận dụng hàm này để thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng nhất

Công thức sử dụng hàm SUMIFS trong Excel

Đầu tiên để sử dụng hàm này mọi người sử dụng cú pháp như sau :

=SUMIFS(Sum_Range, Range 1, Criteria 1, [Range 2, Criteria 2], [ Range 3, Criteria 3], …)

Trong đó:

  • Sum_range: Dãy chứa các giá trị cần tính tổng
  • Range 1: Dãy chứa dữ liệu điều kiện thứ 1
  • Criteria 1: Điều kiện thứ 1 của hàm, điều kiện này nằm trong Dãy Range 1 (với điều kiện khác dạng số cần được đặt trong ngoặc kép “ ”, không phân biệt chữ HOA hay chữ thường)
  • Range 2: Dãy chứa dữ liệu điều kiện thứ 2
  • Criteria 2: Điều kiện thứ 2 của hàm, điều kiện này nằm trong Dãy Range 2 (với điều kiện khác dạng số cần được đặt trong ngoặc kép “ ”, không phân biệt chữ HOA hay chữ thường)

Việc sử dụng những cú pháp khô khan đôi lúc khiến nhiều người không khỏi “gặp khó” khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel và nó không đúng với tiêu chí tự học của blog hỗ trợ. Nên để dễ hình dung, các bạn có thể theo dõi trong phần ví dụ minh họa sử dụng hàm này ở phía bên dưới đây

HÀM SUMIFS với tính tổng lương trong Excel

ham sumifs trong excel
Hàm SUMIFS trong Excel, Cách dùng hàm SUMIFS có kèm ví dụ

Ở phần ảnh minh họa bên trên thì mình có làm một đoạn bảng tính về việc sử dụng hàm SUMIFS trong Excel để tính tổng số tiền nhân viên Hải đã thu từ các đối tượng Khách lẻ, việc mình sử dụng hàm SUMIFS như sau:

=SUMIFS(G2:G12,I2:I12,”Hải”,E2:E12,”Khách lẻ”)

Trong đó:

  • Sum_range: G2:G12 – Đây là dãy chứa giá trị tiền đã thu về của tất cả các đối tượng (Dãy chứa các giá trị cần tính tổng)
  • Range 1: I2:I12 – Đây là dãy chứa tên của toàn thể nhân viên trong công ty (Dãy chứa dữ liệu điều kiện thứ 1)
  • Criteria 1: “Hải” (Điều kiện thứ 1 của hàm mà mọi người cần khai báo trong Excel)
  • Range 2: E2:E12 – Đây là dãy chứa thông tin về loại khách hàng (Dãy chứa dữ liệu điều kiện thứ 2)
  • Criteria 2: “Khách lẻ” (Điều kiện thứ 2 của hàm mà mọi người cần khai báo trong Excel)

Chú ý:

  • Với hàm SUMIFS chỉ có 1 điều kiện thì kết quả đưa ra giống với hàm SUMIF với cùng điều kiện, mặc dù công thức khác nhau
  • Hàm SUMIFS tính tổng dựa theo các điều kiện sẵn có (ví dụ: tên nhân viên/ đối tượng khách hàng) do đó khi điều kiện (Criteria) được đưa ra không có trong Dãy chứa dữ liệu điều kiện (Range) thì kết quả trả về sẽ bằng 0
  • Phần điều kiện (Criteria) tuy không phân biệt chữ HOA hay chữ thường nhưng RẤT nhiều trường hợp bị trả về kết quả sai do LỖI ĐÁNH MÁY.

+ Ví dụ như trong Ví dụ trên, vì vô tình (hay cố ý) công thức được chính tay bạn gõ thành =SUMIFS(G2:G12,I2:I12,”Hải”,E2:E12,”Khach lẻ”) thì giá trị trả về sẽ là 0

+ Do đó, hãy cẩn thận với Criteria nhé. Và kinh nghiệm của mình trong những trường hợp này thì chúng mình nên có một data nguồn để tham chiếu thay vì những cú “cào phím” khó đỡ như mình nêu trên.

  • Sum_Range, Range 1, Criteria 1, Range 2, Criteria 2 là các dãy thuộc cùng hàng hoặc cột, nếu chọn bất cứ một thành phần nào trong hàm SUMIFS là vùng gồm vả hàng và cột thì kết quả trả về #VALUE!

Việc cách dùng hàm SUMIFS qua ví dụ minh họa trên có lẽ đã khiến nhiều người hiểu được cách ứng dụng nó như thế nào trên bảng tính rồi nên mình cũng không dài dòng quá nhiều để làm gì.

Tổng kết

Trên đây là những cách sử dụng hàm SUMIFS trong Excel mình muốn chia sẻ cho các bạn. Và còn rất nhiều kiến thức Excel hay ho mình sẽ chia sẻ tiếp với các bạn ở những bài viết khác của mình đừng bỏ lỡ bất cứ bài nào trong chuyên mục tự học Excel thuộc blog hỗ trợ nha

Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.