Nếu đã từng sử dụng các dòng điện thoại smartphone thì chắc hẳn anh chị đã từng được các tư vấn viên nói sơ qua về cảm biến tiệm cận của máy. Có khá nhiều người thắc mắc về thuật ngữ này và không biết tìm kiếm thông tin ở đâu cho chính xác thì trong chuyên mục wiki thuộc blog hỗ trợ xin được giải đáp ý nghĩa cảm biến tiệm cận là gì cũng như nguyên lý hoạt động và những vấn đề liên quan ở bên dưới đây
Xem Nhanh Mục Lục
Cảm biến tiệm cận là gì?
Cảm biến tiệm cận là tên một loại cảm biến thường được gắn ở mặt trước của smartphone (dòng điện thoại thông minh) và nó có tác dụng giúp cho điện thoại của người dùng có thể cảm ứng được có vật đang đến gần mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Nói ngắn gọn lại thì đây là một trong những thiết bị cần thiết để nhận diện trên điện thoại và ở phần bên dưới là những thông tin liên quan khác cho các bạn tham khảo thêm
Cảm biến tiệm cận tên tiếng anh là gì
Khi kiểm tra thông số kỹ thuật và xem thiết bị có tích hợp cảm biến tiệm cận hay không bằng tiếng anh thì anh chị có thể tìm xem thông số ghi Proximity Sensor đây là tên tiếng anh của cảm biến tiệm cận
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận hoạt động dựa trên việc thu thập và phân tích phản hồi từ các tín hiệu trả về. Đầu tiên bộ phận cảm biến sẽ phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (như ánh sáng hồng ngoại chẳng hạn). Nếu có vật nào đó lại gần, ví dụ khi bạn áp tai lên điện thoại, tín hiệu của trường điện từ hay ánh sáng sẽ bị thay đổi. Một khi cảm biến tiệm cận phân tích tín hiệu trả về nó sẽ nhận ra ngay những thay đổi này và đưa ra kết luận là bạn đang đưa điện thoại lại gần. Lúc này các chức năng gắn với cảm biến tiệm cận sẽ được bật lên mà một trong những chức năng phổ biến và dễ thấy nhất là màn hình của bạn sẽ tự động tắt mỗi khi bạn áp tai vào để nghe gọi.
Tác dụng của cảm biến tiệm cận trên điện thoại
- Cảm biến tiệm cận kết nối với chức năng tắt màn hình giúp bạn tiết kiệm kha khá pin cho điện thoại vì màn hình là một trong những bộ phận hoạt động tiêu tốn nhiều pin nhất.
- Nhờ tiết kiệm pin nên việc tắt màn hình cũng giúp điện thoại đỡ bị nóng.
- Hơn nữa tắt màn hình đi thì nếu bạn có lỡ vô tình chạm vào màn hình lúc bạn áp tai nghe máy thì cũng không lo ấn nhầm nút khiến cuộc gọi bị gián đoạn nữa.
Nhưng bạn để ý thấy là không phải lúc nào màn hình cũng tắt nếu đưa tay hay vật gì đó lại gần đúng không? Bởi vì khoảng cách mà cảm biến tiệm cận có thể phát hiện ra có vật tới gần chỉ vào khoảng 2-5 cm mà thôi. Và cũng chỉ có vài loại cảm biến chuyên dụng trong công nghiệp mới có thể phát hiện vật tới gần ở khoảng cách xa hơn.
Phân loại các dòng cảm biến tiệm cận
Đại khái phần đặc trưng nhất của cảm biến tiệm cận là nguồn sóng mà nó phát ra môi trường xung quanh. Do vậy đây cũng là cơ sở để phân loại cảm biến tiệm cận. Hiện nay có hai loại cảm biến phổ biến là cảm biến tiệm cận cảm ứng và cảm biến tiệm cận điện dung. Trong khi cảm biến cảm ứng phát ra trường điện từ thì cảm biến điện dung phát ra trường điện dung tĩnh điện để phát hiện vật tới gần.
Tổng kết
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của mình về cảm biến tiệm cận là gì cũng như những ưu điểm và tác dụng của nó đối với thiết bị ngày nay. Cũng muốn viết dài về thuật ngữ này nhưng mà nó cũng chỉ đến vậy thôi nên mình xin dừng viết nhé, cũng đừng quên theo dõi giải đáp ý nghĩa nhiều thuật ngữ hơn tại wiki thuộc blog hỗ trợ nha mọi người