Đối với những anh chị sử dụng máy tính lâu năm thì chắc hẳn gặp không ít những trục trặc liên quan đến thiết bị này và khi tìm kiếm trên google cách khắc phục thì chắc chắn rằng không dưới vài lần thuật ngữ CMD được nhắc tới. Vậy nếu như anh chị và các bạn đang thắc mặc về ý nghĩa của CMD là gì và trong những câu lệnh được dùng ở windows này thì ý nghĩa của nó là như thế nào cũng như các lệnh thông dụng…. Nói chung rất nhiều những thông tin quý giá được tổng hợp chi tiết nhất trong phần chủ đề dưới đây
Xem Nhanh Mục Lục
CMD là gì?
cmd (viết tắt của Command Prompt) là tên gọi của một dấu nhắc lệnh giúp người dùng tương tác với máy tính thông qua các các dòng lệnh. Trong windows thì giao diện CMD được thực hiện qua bảng điều khiển win32 với tên tệp thực thi là cmd.exe. Qua đó nó tận dụng những tính năng có sẵn cho các chương trình gốc ở nên tảng.
Microsoft cùng với một số nhà phát triển khác (được chia sẻ ở phần thông tin thêm) đã cung cấp rất nhiều các câu lệnh được dùng với mục đích điều hành hệ thống với giao diện thực thi là Command Prompt. Nhìn chung những anh chị nào không hiểu rõ thì có thể hiểu nôm na rằng CMD là một trình giả lập của MS-DOS (nơi kiểm soát và thực thi hệ thống) giúp cho người dùng có thể thực hiện các lệnh nằm trong quyền được cho phép.
Thông tin thêm
- Tên khác : Windows Command Processor, Command Prompt
- Phát triển bởi : Microsoft, IBM, các đóng góp ReactOS
- Sử dụng nền tảng : IA-32, x86-64, ARM và Itanium
- Thể loại : Giao diện dòng lệnh
- Ngày phát hành đầu tiên : Tháng 12 năm 1987
Lý do cần sử dụng CMD là gì?
Khi mà mình đã chia sẻ với anh chị về cmd là gì ở trên thì mọi người cũng có thể mường tượng ra được mục đích của việc sử dụng cmd này chính là giúp người dùng thực hiện các lệnh nhằm giao tiếp với hệ thống windows. Ở đây thì mình chia làm 2 đối tượng sử dụng khác nhau, bao gồm
- Nhóm người thực thi : Đối với những người này sẽ thực hiện cách lệnh cmd để giao tiếp cũng như làm việc với hệ thống windows với nhiều mục đích khác nhau. Ở nhóm này thì 100% toàn là những người giỏi máy tính và hệ thống rồi nên việc ghi nhớ các câu lệnh rất dễ đối với họ
- Nhóm người dùng : Ở nhóm người này thì phần đông là những người tìm hiểu về cmd là gì bởi không giỏi về máy tính, phần lớn sử dụng tính năng này trên windows để sửa lỗi máy tính khi gặp phải trục trặc
Hướng dẫn cách mở CMD trên windows 10/8/7
Đối với những anh chi và các bạn đang không biết làm sao để mở cmd trên máy tính windows của mình thì trong một chủ đề khác mình đã chia sẻ khá chi tiết và rõ ràng về các bước thực hiện việc này rồi. Để tránh mất thời gian của mọi người cùng như đỡ bị làm dài bài (vì nhiều nội dung) thì anh chị click vào trong link : cách mở Command Prompt trên windows
Sau khi thực hiện việc mở CMD hoàn tất thì đối với các anh chị nào muốn “trải nghiệm” thực hiện thử các lệnh trên giao diện này có thể tham khảo ở phần dưới đây. Chú ý rằng khi thực hiện thì nên đọc kỹ nội dung cũng như ý nghĩa của lệnh để thực hiện vì có những dòng câu lệnh sẽ thực hiện với hệ thống khá là nguy hiểm.
Các câu lệnh CMD hay dùng trong windows
Lệnh Ping trong Command Prompt
Đây là một câu lệnh thường được dùng đối với nhóm đối tượng thực thi (ở phần mục bên trên chủ đề chia sẻ cmd là gì mình đã nói qua). Công dụng của PING chủ yếu nhằm kiểm tra máy tính của anh chị đến một địa chỉ nào đó có được kết nối hay không. Hay nói một cách khác thì PING trong CMD được dùng để xác định đường truyền giữa máy tính laptop, pc và máy chủ
Cú pháp: ping ip/domain/ -[/t][/a][/l][/n]
Trong đó :
- ip/domain : Đây là địa chỉ mà người dùng muốn kiểm tra từ thiết bị của mình với địa chỉ ip hay tên miền website đó có kết nối với nhau hay không (ở đây anh chị chỉ cần sử dụng một trong 2 loại IP hoặc domain, thông thường muốn nghịch thử thì dùng domain sẽ dễ hơn)
- /t : Khi sử dụng lệnh PING trong giao diện CMD thêm “t” sẽ nhằm cho câu lệnh này được sử dụng liên tục mà không bị đứt quãng thông thường và chỉ khi anh chị sử dụng tổ hợp phím Ctrl +C để dừng thì giao diện mới về trạng thái mặc định
- /a : Ở đuôi “a” này thì anh chị được phép nhập thêm domain hoặc IP từ máy tính
- /l : Đuôi “l” có có tác dụng giúp anh chị xác định độ rộng của gói tin khi sử dụng lệnh PING này
- /n : Dùng đuôi “n” trong PING sẽ xác định số gói tin gửi đi
Ví dụ : Ở đây thì mình đã chuẩn bị sẵn giao diện cmd rồi và nhập ping https://updatemoi.com -t làm cú pháp để thực hiện. Như các anh chị thấy thì IP ở đây của blog hỗ trợ là 198.252.103.53 nên mọi người có thể sử dụng cú pháp ở trên hoặc nhập địa chỉ IP này đều được
Khi xem các thông số trên thì mọi người có thể thấy rằng từ máy tính của mình đến máy chủ của website thì có thời gian từ (time=) 30ms đến 43ms. Tỉ lệ này nếu càng thấp thì tốc độ load khi truy cập vào blog hỗ trợ sẽ càng nhanh nhé
Lệnh Tracert trong Command Prompt
Ở lệnh tiếp theo này cùng có liên quan với câu lệnh trên, anh chị tò mò về đường đi của đường truyền khi nhập lệnh thì có thể sử dụng lệnh Tracert này để biết được các gói tin đi qua những server hay router nào
Cú pháp: tracert ip/domain
Trong đó :
- ip/domain : là địa chỉ của IP hoặc địa chỉ website mà anh chị muốn kiểm tra
Ví dụ : Ở đây thì mình có phần minh họa tương tự với cú pháp “tracert 198.252.103.53” và như anh chị cũng biết thì địa chỉ này thuộc blog hỗ trợ như mình đã sử dụng ở phần bên trên (thường thì nghịch nghịch để luôn địa chỉ cho dễ kiểm tra ạ) và sau khi thực hiện sẽ nhận được kết quả
Ở đây là mình sử dụng 2 cổng phát wifi nên nó sẽ đi qua 2 đường truyên 192.168.2.1 và 192.168.2.1 sau đó đi đến nhà mạng viettel (mình đang dùng) rồi đi vào máy tính mình đang sử dụng và hiển thị.
Lệnh Netstat trong Command Prompt
Tương tự như đối với 2 lệnh trên thì lệnh Netstat này trong CMD cũng được dùng để kiểm tra và liệt kê các kết nối ra vào máy tính laptop, pc của anh chị.
Cú pháp: Netstat [/a][/e][/n]
Trong đó,
- – /a: Đuôi “a” này cho phép hiển thị tất cả kết nối và các cổng
- – /e: Khi thêm đuôi “e” này đằng sau thì những thông tin thống kê Ethernet sẽ được hiển thị
- – /n: Với đuôi “n” thì các địa chỉ và các số cổng kết nối sẽ được hiển thị
Ví dụ : Như ở phần giải đáp phía trên thì mình cũng nói qua về 3 đuôi cơ bản thường được dùng trong lệnh Netstat nhưng còn rất nhiều các lệnh khác có thể được áp dụng và cú pháp để tìm hiểu thêm các lệnh này anh chị có thể sử dụng Netstat/? như minh họa bên dưới.
Ở phần này anh chị có thể thấy ngoài những lệnh trên thì hệ thống còn chia sẻ thêm các đuôi khác như /r/x/y… kèm theo đó là ý nghĩa của những phần lệnh này ở ngay bên cạnh.
Lệnh Tasklist trong Command Prompt
Đây là một trong những lệnh mà mình thấy khá cần thiết đối với những người sử dụng máy tính nhất là đang tìm hiểu về cmd là gì thì càng cần được biết. Bởi vì, khi dùng lệnh Tasklist nó sẽ cung cấp đến cho anh chị danh sách toàn bộ các tác vụ đang chạy trong hệ thống (cái này sẽ không được đầy đủ bằng Task Manager đâu nhé) nhưng nó có điểm mạnh là những phần bị ẩn ở Task Manager lại được thống kê trong lệnh này
Cú pháp: Tasklist [/-svc][/-v][/-m]
Trong đó :
- /svc : Được dùng để hiển thị dịch vụ liên quan đến từng tác vụ trong giao diện Command Prompt
- /v : Khi gắn thêm đuôi “v” này sẽ hiện lên thông tin chi tiết của mỗi tác vụ
- /-m : Nếu đằng sau là đuôi “m” thì lệnh sẽ tự động hiển thị đường dẫn đến các file .dll liên kết đến tác vụ đang hoạt động
Ví dụ : Ở trong phần minh họa này thì mình chỉ làm về dạng lệnh Tasklist đơn thuần nhé
Trong phần này thì chủ yếu máy tính của mình hiện lên một số các file chạy hệ thống (.exe) mà anh chị có thể thấy trong phần Image Name. Phần này thì đối với nhiều người dùng nó khá là hữu ích đấy nhá
Lệnh Taskkill trong Command Prompt
Trong lệnh tiếp theo khá giống với cú pháp Tasklist bên trên nên mình đặt nó liền kề nhau, đối với việc anh chị cần sử dụng Taskkill thì trước tiên phải sử dụng Tasklist trong CMD trước để lấy mã tiến trình (PID). Cú pháp sử dụng câu lệnh này như sau taskkill -im [IM] hoặc taskkill -pid [PID]
Trong đó,
- IM : Đây là tên tác vụ mà anh chị điền vào để dừng nó lại
- PID : là mã tiến trình tương ứng
Ví dụ : Ở đây thì trên hình minh họa mình có một tác vụ i_view64.exe có PID 19668 và mình muốn dừng nó lại thì mình đã sử dụng cú pháp taskkill -pid 19668
Lệnh sfc trong Command Prompt
Nếu bạn nào chưa biết thì sfc là tên viết tắt của System File Checker, đây là câu lệnh giúp cho người dùng giao quyền chạy cho hệ thống để nó tự động quét và sửa chữa tự động cho các file nằm trong máy tính laptop, pc. Để thực hiện cú pháp thì anh chị cần chạy CMD dưới quyền cao nhất là Admin sau đó nhập sfc /scannow
Ở phần này thì tùy thuộc vào máy tính và thiết bị của anh chị lỗi hoặc hỏng như thế nào thì hệ thống sẽ tự động thay thế chúng bằng các bản sao được lưu trữ từ trước trên windows với khoảng thời gian lâu hoặc nhanh thì không ai biết được. Câu lệnh này cũng giống như một phương pháp cứu hộ máy tính nên nghĩ tới đầu tiên nếu thiết bị gặp phải vấn đề.
Lệnh Systeminfo trong Command Prompt
Ở phần lệnh Systeminfo khi sử dụng sẽ cho anh chị biết được về những thông tin cơ bản của phần cứng cũng như hệ điều hành trên thiết bị, và còn những thông tin thêm như thời gian cài win, phiên bản BIOS, cấu hình card mạng, hãng sản xuất,…
Cú pháp : Systeminfo [/s <Computer> [/u <Domain>\<UserName> [/p <Password>]]] [/fo {TABLE | LIST | CSV}] [/nh]
Trong đó,
- /s : Chỉ định tên hoặc địa chỉ IP của máy tính từ xa (không sử dụng dấu gạch chéo ngược). Mặc định là máy tính cục bộ.
- /u <Domain>\<UserName> : Chạy lệnh với quyền tài khoản của tài khoản người dùng được chỉ định. Nếu / u không được chỉ định, lệnh này sử dụng quyền của người dùng hiện đang đăng nhập vào máy tính đang phát lệnh.
- /p <Password> : Chỉ định mật khẩu của tài khoản người dùng được chỉ định trong tham số / u .
Ví dụ : Thông thường thì các thiết bị máy tính laptop, pc sẽ không cần quá nhiều về /s/u/p nên nó chỉ được áp dụng cho máy tính có cài đặt của anh chị mà anh chị lại muốn kiểm tra. Ngoài ra, việc thực hiện đơn thuần chỉ cần gõ Systeminfo như hình minh họa bên dưới là xong
Lệnh Shutdown trong Command Prompt
Nói đến câu lệnh này thì anh chị có thể đoán biết được công dụng của nó là gì rồi phải không ạ. Khi sử dụng câu lệnh Shutdown này thì thiết bị máy tính laptop, pc của anh chị sẽ tự động tùy thuộc theo ý muốn mà sẽ tắt, khởi động lại, ngủ… Trong câu lệnh này thì bắt đầu được microsoft áp dụng khi ra phiên bản hệ điều hành windows 8 và được nhiều người sử dụng win 10 hiện nay áp dụng
Cú pháp : Shutdown [/s][/-r][/-l][/-h][/-m][/-r][/-o]
Trong đó,
- /s: Câu lệnh này để thực thi việc tắt máy bình thường.
- /r: Lệnh này được dùng để thực hiện tắt máy rồi khởi động lại.
- /l: Dùng lệnh này để đăng xuất.
- /h: Dùng lệnh này thì máy tính sẽ vào chế độ ngủ đông (hibernate).
- /m \\[host_name]: Phần này hơi nâng cao một chút khi sử dụng anh chị sẽ tắt máy tính trong mạng nội bộ.
- /r /o: Lệnh này để khởi động lại, vào Advanced Start Options (để truy cập Safe Mode trên Windows 10/ 8/ 7)
Ví dụ : Ở đây trong bảng cmd mình không dùng những câu lệnh đi kèm mà nhập mỗi Shutdown thì hệ thống trên máy tính sẽ đưa ra một số các lựa chọn cơ bản kèm theo đó là những trích dẫn đi kèm như ảnh minh họa bên dưới
Lệnh Powercfg trong Command Prompt
Ở câu lệnh này thì mình đánh giá khá là hữu ích và thông dụng đến người dùng máy tính windows bởi công dụng của nó là giúp quản lý, theo dõi việc tiêu thụ điện năng của máy tính. Ở phần câu lệnh này thì mình xin được chia sẻ hơi chi tiết một chút
Cú pháp :
- powercfg hibernate on : Sử dụng để bật tùy chọn ngủ đông
- powercfg hibernate off : Sử dụng để tắt tùy chọn ngủ đông
- powercfg /a : Dùng câu lệnh này giúp anh chị xem được trạng thái năng lượng tiêu thụ và tiết kiệm của máy tính laptop, pc
- powercfg /lastwake : Giúp cho anh chị biết thiết bị nào đã bật máy tính gần đây nhất
- powercfg /energy : Hiển thị điên năng tiêu thụ của máy tính
- powercfg /batteryreport : Phân tính và hiển thị thông tin về PIN được sử dụng bao gồm chu kì sạc, thời gian dùng PIN, dung lượng PIN ước tính,… Ở tính năng này chỉ được áp dụng cho windows 8 và windows 10 trở lên
Ví dụ : Ở trong hình minh họa này mình sử dụng câu lệnh Powercfg /a để hiện lên trạng thái năng lượng của máy tính được tiêu thụ trong giao diện CMD mà anh chị có thể thấy bao gồm S1, S2 và S3
Lệnh PathPing trong Command Prompt
Công dụng của câu lệnh này cũng không khác gì lệnh Ping mà mình chia sẻ ở phần đầu thuộc các lênh thuộc cmd, có chăng thì ở PathPing là phiên bản nâng cao hơn với đó anh chị có thể kiểm tra được các thông tin liên quan địa chỉ, độ trễ, bước nhảy (hop),…
Lệnh Ipconfig trong Command Prompt
Công dụng của lệnh này trong CMD chủ yếu là hiển thị lên các thông tin IP của máy tính laptop, pc cũng như các thông tin kết nối mạng router (tên host, địa chỉ IP, DNS…).
Cú pháp : ipconfig /all
Trong đó:
- /all : là đuôi dùng để anh chị có thể xem được toàn bộ các thông tin liên quan
Lưu ý còn một số các câu lệnh kết hợp khác khá thông dụng trong cmd bao gồm
- ipconfig /release và ipconfig /renew : Là 2 câu lệnh được dùng để buộc máy tính yêu cầu cấp địa chỉ IP mới (đây là cách sửa lỗi khá hiệu quả nếu gặp phải vấn đề liên quan đến địa chỉ mạng)
- ipconfig /flushdns : Câu lệnh này được dùng là để làm mới địa chỉ DNS
Lệnh del trong Command Prompt
Chắc hẳn là nhìn thấy tên của lệnh này thì mọi người đều biết công cụng của nó trong cmd chính là xóa file. Để thực hiện lệnh này, anh chị sử dụng cú pháp DEL [/p][/f][/s][/q][/a[[:]attributes]] “tên file”
Trong đó,
- /p: Khi dùng đuôi này nó sẽ hiển thị thông tin file trước khi xóa.
- /f: Khi dùng đuôi này hệ thống sẽ xóa các file có thuộc tính chỉ đọc (read-only).
- /s: Khi dùng đuôi này hệ thống sẽ xóa file đó trong tất cả các thư mục có chứa.
- /q: Khi dùng đuôi này hệ thống sẽ xóa không cần hỏi.
- /a[[:]attributes]: Khi dùng đuôi này hệ thống sẽ xóa theo thuộc tính của file (R: Read-only files, S: System files, H: Hidden files).
- Xóa tất cả file *.* (Nên cẩn thận)
Lệnh File Compare trong Command Prompt
Công dụng của File Compare cũng khá hay nó cho phép anh chị tìm ra sự khác nhau trong văn bản giữa hai file. Những đối tượng thường xuyên sử dụng lệnh này trên CMD là những lập trình viên khi họ muốn thực hiện nó để tìm ra những điểm khác nhau của 2 file trên máy tính.
Cú pháp : fc “[đường dẫn đến file 1]” “[đường dẫn đến file 2]”
Câu lệnh mở rộng :
- fc /c : Lệnh này sẽ bỏ qua phân biệt chữ hoa, chữ thường trong 2 file
- fc /b : Lệnh này sẽ chỉ so sánh đầu ra nhị phân trong 2 file
- fc /l : Lệnh này sẽ chỉ so sánh văn bản ASCII trong 2 file
Ví dụ : Ở đây mình có 2 file có tên exam.doc và example.doc và mình sử dụng lệnh File Compare trong CMD để so sánh giưa 2 file này bằng cách sử dụng cú pháp fc /l “C:\Program Files (x86)\exam.doc” “C:\Program Files (x86)\example.doc” và sẽ nhận được kết quả như sau
Lệnh DIR trong Command Prompt
Công dụng: Được dùng để xem file, folder nằm trên máy tính
Cú pháp: DIR [drive:] [path][filename]
Trong đó,
- Path: Đường dẫn tới file, folder.
- Filename: Tên file
Lệnh Copy trong Command Prompt
Công dụng của lệnh này được dùng để copy file từ thư mục này sang thư mục khác trong máy tính của người dùng. Để thực hiện anh chị nhập cú pháp :COPY “địa chỉ cần copy” “địa chỉ lưu file copy” /y
Trong đó:
- /y : Là phần đuôi nếu anh chị muốn copy mà hệ thống không hiện thông báo hỏi (không sử dụng nó sẽ hiện lên thông báo bạn có chắc chắn muốn copy…)
Lệnh MD trong Command Prompt
Công dụng của lệnh MD này là giúp anh chị có thể tạo thư mục mới trong môi trường Command Prompt bằng cú pháp MD “đường dẫn lưu file cần tạo”\”tên thư mục cần tạo”.
Ví dụ : Ở đây mình muốn tạo một thư mục https://updatemoi.com trong ổ C của máy tính thì câu lệnh sẽ là md “C:\bloghotro”
Lệnh Driverquery trong Command Prompt
Tiếp đến là một câu lệnh nâng cao khác, Driverquery trong CMD giúp cho phần cứng và phần mềm có thể kết nối được với nhau. Tuy nhiên nếu anh chị không thành thạo sử dụng không đúng thì nó sẽ gây trục trặc cho máy tính của người dùng nên ở phần này mình sẽ không nói quá xâu. Trong đó thì cú pháp driverquery -v sẽ giúp anh chị hiển thị các thông tin như đường dẫn đến nơi cài đặt driver
Lệnh Cipher trong Command Prompt
Nếu hiểu biết một chút về laptop, pc thì chắc hẳn anh chị cũng sẽ nắm được rằng việc xóa những file rác nằm trong thùng rác trên máy tính thì những file này vẫn có thể khôi phục lại được bằng phần mềm và chỉ đến khi có dữ liệu mới ghi đè lên thì mới biến mất. Công dung của Cipher chính là xóa hoàn toàn những dữ liệu ấy đi
Cú pháp : cipher /w [Ổ đĩa]
Ví dụ : Mình muốn xóa dữ liệu đã xóa khỏi thùng rác trong ổ C ra khỏi máy tính của mình thì sẽ sử dụng cú pháp cipher /w c:
Lệnh REGEDIT.EXT trong Command Prompt
Công dụng: Chạy file .reg.
Cú pháp: Regedit.exe /s “nơi chưa file .reg”
- /s: Không cần hiện thông báo hỏi
Lệnh REG ADD trong Command Prompt
Công dụng: Tạo, chỉnh sửa Registry.
Cú pháp: REG ADD KeyName [/v ValueName] [/t Type] [/s Separator] [/d Data] [/f]
- KeyName: Đường dẫn tới Key.
- /v ValueName: Tên value cần tạo.
- /t Type: Kiểu dữ liệu.
- /d Data: Giá trị value.
Lệnh REG DELETE trong Command Prompt
Công dụng: Xóa value trong Registry
Cú pháp: REG DELETE KeyName [/v ValueName] [/f]
- [/v ValueName]: Tên value cần xóa
Lệnh ATTRIB trong Command Prompt
Cũng khá dài rồi nên mình chia sẻ nốt về câu lệnh ATTRIB nằm trong các lệnh trong cmd thì nó có công dụng giúp anh chị đặt thuộc tính cho file, folder với cú pháp ATTRIB -a -s -h -r “file, thư mục” /s /d hoặc ATTRIB +a +s +h +r “file, thư mục” /s /d
Trong đó,
- + : Là lệnh nhằm thêm thuộc tính cho file, folder
- – : Là lệnh nhằm loại bỏ thuộc tính cho file, folder
- a: Archive (thuộc tính lưu trữ).
- s: System (thuộc tính hệ thống).
- h: Hidden (thuộc tính ẩn).
- r: Read- only (thuộc tính chỉ đọc).
Đuôi thêm
- /s: Thực hiện với tất cả các file nằm trong thư mục và các thư mục con.
- /d: Đặt thuộc tính cho thư mục và thư mục con.
Tổng kết
Như vậy thì trong chủ đề chia sẻ về CMD là gì thì mình có mang đến cho mọi người thêm những thông tin thêm về các câu lệnh của nó cũng như các chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất. Tuy rằng chủ đề này khá là dài nhưng mình chắc rằng nó là bổ ích và đáng được tham khảo nếu muốn trải nghiệm thêm các