Các bạn đã biết tới công nghệ IPS là gì hay chưa, hoặc màn hình IPS là gì cùng với những tiện ích mà nó đem lại. Nếu chưa thì bài viết này thật sự rất hữu ích cho các bạn đấy nhé. Mình sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin nhất đến cho các bạn để hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nhưng nếu bạn đã biết thì hãy cùng mình củng cố thêm nhiều thông tin nhé. Chúng ta cùng bắt đầu bài viết này thôi nhé.
Xem Nhanh Mục Lục
Công nghệ IPS là gì?
Ngày nay, các nhà sản xuất công nghệ liên tục đưa ra những thành tựu công nghệ mới. Mong muốn nó sẽ giúp ích cho tất cả mọi người hoặc thậm chí tạo dựng thương hiệu của mình. Trong số đó, một thuật ngữ được nhiều nhà sản xuất nhắc tới chính là IPS. Nó thường được giới thiệu nhiều trên các công cụ và thiết bị công nghệ hiện nay. Đặc biệt là trên những chiếc điện thoại thông minh, TV hoặc những thiết bị máy tính cùng nhiều thiết bị khác nữa.
Một thuật ngữ khá quen thuộc với những tín đồ công nghệ, hoặc với những người yêu thích thiết bị điện tử ngày nay. Nhưng chắc hẳn chỉ số ít người dùng mới biết và hiểu được công nghệ này. Theo như các nhà sản xuất, IPS được viết tắt của cụm từ in-plane switching. Là một công nghệ dành cho các màn hình tinh thể lỏng (LCD). Nó được phát minh nhằm củng cố những hạn chế mà màn hình LCD đang phải đối mặt.
Những hạn chế phần lớn phụ thuộc vào khả năng tái tạo màu và góc nhìn. Thêm vào đó, việc chuyển hướng và sắp xếp các phân tử của lớp tinh thể lỏng giữa các đế thuỷ tinh. Nghe tới đây, chắc hẳn mọi người cũng đã phần nào hình dung được vai trò của công nghệ này ở thời điểm hiện tại. Và tại sao lại được nhiều nhà sản xuất áp dụng vào các thiết bị công nghệ của họ. Ngoài ra, những đặc điểm khi công nghệ IPS này được tích hợp vào các thiết bị ấy. Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo ngay sau đây nhé.
Màn hình IPS là gì và chúng ta cần biết gì về nó
Chúng ta đã phần nào hiểu được công nghệ IPS nghĩa là gì. Và lý do chúng được tích hợp vào các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, máy tính bảng,… Nhưng câu hỏi lại được đặt ra là màn hình IPS là gì và chúng có những đặc điểm gì nổi trội hoặc chưa hoàn thiện. Thì hãy cùng mình tìm hiểu thêm những thông tin bên dưới nhé.
Màn hình IPS là gì?
Như được đề cập ở bên trên, thì màn hình IPS cũng chính là công nghệ chủ đạo của màn hình LCD. Chúng được phát minh vào năm 1996 bởi hãng công nghệ rất có tiếng tăm là Hitachi. Với mục đích khắc phục những nhược điểm của công nghệ màn hình cũ có dải màu và góc nhìn hẹp.
Mặc dù được thiết kế với những thành phần tương tự như LCD, nhưng có một sự điều chỉnh nhỏ ở việc sắp xếp những tấm tinh thể lỏng. Chúng được xếp theo hàng ngang (lý do cụm từ In Plane được xuất hiện) cùng hai lớp kính phân cực ở trên và dưới theo hướng song song thay vì vuông góc như trước. Sự điều chỉnh này đã phần nào làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cho một góc nhìn rộng hơn và khả năng tái tạo màu tốt hơn.
Một điều thú vị khác ở màn hình IPS này chính là thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, đặc biệt là những thiết bị dành cho ai theo công việc đồ hoạ hoặc cần chất lượng hiển thị tốt. Vì màn hình IPS này hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn. Thêm vào đó, góc nhìn của nó cung cấp cho người dùng có thể lên tới 178 độ so với phương ngang. Điều này khiến cho người dùng không cần phải ngồi đối diện màn hình mới có những trải nghiệm tốt với chất lượng hình ảnh.
Ưu và nhược điểm của màn hình IPS
Mặc dù là công nghệ IPS này được đánh giá cao và góp phần thay đổi nhiều định luật công nghệ. Nhưng bất kỳ công nghệ nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định và công nghệ màn hình IPS cho dù có tốt đến mấy thì cũng không phải là trường hợp ngoại lệ cả. Trong chuyên mục giải đáp wiki thuộc blog hỗ trợ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tồn động những mặt hạn chế nhất định của nó ở phía bên dưới này nhé
Ưu điểm của màn hình dùng công nghệ IPS
- Độ tương phản và màu sắc chắc chắn là điểm mạnh mà màn hình IPS đem lại cho người dùng.
- Khả năng tái tạo màu sắc cũng trở nên hoàn hảo hơn bởi sự điều chỉnh của những tấm tinh thể lỏng.
- Cho dù ở góc nhìn hạn chế, màn hình IPS vẫn cho thấy những chi tiết một cách rõ ràng nhất.
Nhược điểm của màn hình dùng công nghệ IPS
- Đi với những tiện ích như vậy thì khả năng tiêu tốn điện năng của màn hình IPS sẽ cao hơn những công nghệ truyền thống (khoảng 15%).
- Chi phí sản xuất của những màn hình IPS cũng đắt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất cũng đã tung ra những công nghệ màn hình mới như OLED hay AMOLED. Với một thiết kế mỏng hơn, khả năng tiêu thụ điện năng ít hơn và gia tăng khả năng chịu lực. Nên những màn hình IPS sẽ có không ít khó khăn trong thị trường tương lai.
Các sản phẩm sử dụng màn hình IPS
Cho dù thế nào thì công nghệ màn hình IPS này vẫn đang thu hút và được ưa chuộng trên nhiều thiết bị công nghệ. Từ những chiếc điện thoại, laptop và máy tính bảng từ phân khúc tầm trung đến phân khúc cao cấp. Ngoài ra, thì TV cũng là thiết bị thường xuyên được tích hợp công nghệ IPS này giúp cho khả năng trải nghiệm của người dùng trở nên tốt hơn. Những hãng hiện nay đang dùng công nghệ có thể nhắc tới là Samsung, Vivo, Asus, Huawei,… cùng với nhiều hãng nổi tiếng khác.
Tổng kết
Qua bài viết này, mình nghĩ các bạn phần nào đã hiểu rõ hơn về IPS là gì. Cùng với đó là những thông tin thú vị đi kèm với công nghệ màn hình này. Để từ đó các bạn có thể hiểu hơn và lựa chọn các thiết bị phù hợp với tài chính cũng như là trải nghiệm của bản thân. Đừng quên trong chuyên mục wiki thuộc blog hỗ trợ còn rất nhiều những thuật ngữ công nghệ khác được giải đáp ý nghĩa kỹ càng chờ bạn đọc tìm hiểu và khám phá đó