Đối với người dùng laptop từ lâu, chắc hẳn họ đã quen thuộc với khái niệm CPU thường được nhắc đến. Nhưng cụ thể CPU là gì, và những vấn đề khác liên quan như tốc độ CPU là gì, cấu tạo CPU ra sao,…thì chắc hẳn không mấy ai trong chúng ta hiểu rõ. Vậy nhưng, để tối ưu hoá hiệu suất làm việc với chiếc laptop, mình nghĩ chúng ta cần phải có những hiểu biết nhất định về nó để giúp quá trình chọn máy tính được suôn sẻ hơn. Do đó hôm nay, trong bài viết này của chuyên mục wiki thuộc bloghotro.com, mình sẽ cung cấp cho mọi người một số thông tin cơ bản về nó nhé.
Xem Nhanh Mục Lục
CPU là gì?
CPU được hiểu là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn biết đến là bộ xử lí trung tâm của máy tính. Nó được ví như bộ não của laptop, tức khi không có CPU thì laptop chỉ là “một khối sắt vụn”, bởi mọi thông tin, thao tác dữ liệu đều được tính toán kĩ càng để mọi hoạt động của laptop diễn ra trơn tru, mượt mà nhất.
Vậy nhờ đâu mà CPU làm được những điều đó? Chắc chắn một phần là nhờ cấu tạo bên trong của CPU gồm các bộ phận như sau: CPU gồm hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau theo một trình tự nhất định, được chia thành 2 khối chính gồm khối điều khiển và khối tính toán. Khối điều khiển là nơi các yêu cầu từ người dùng được biên dịch thành ngôn ngữ của máy, tiếp theo mọi quá trình điều khiển được bắt đầu xử lí. Còn khối toán là nơi những dữ liệu là số toán học hay logic được tính toán kĩ càng, để tiếp tục cho các quá trình xử lí dữ liệu tiếp theo.
Tốc độ CPU là gì?
Ngày nay tốc độ CPU hay gọi chính xác là tốc độ xử lí, tốc độ xung nhịp của CPU là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo và thể hiện dưới đơn vị GHz hay MHz. Tốc độ xung nhịp là đo số chu kỳ mà CPU của máy tính đang thực hiện mỗi giây, đo được bằng GHz (gigahertz) hay MHz (megahertz) tức hàng triệu chu kì mỗi giây. Ta hiểu mỗi “chu kì” là một quá trình một xung đang được đồng bộ hoá bởi một bộ các dao động bên trong, cùng đi đến hoàn thành mục đích của chúng ta. Ta có thể lấy ví dụ như cùng một dòng sản phẩm chip là Core i7 thì xung nhịp của CPU cao hơn chứng tỏ nó có tốc độ xử lí nhanh hơn đối thủ, tất nhiên khả năng làm việc sẽ hơn hẳn. Còn đối với hai dòng sản phẩm chip khác nhau thì ta không thể so sánh được chúng, vì tốc độ CPU còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bộ nhớ đệm và các bộ phận như RAM, chip đồ hoạ,…Do đó chỉ so sánh tốc độ xử lí của CPU được khi chúng cùng đặt trong một hệ so sánh là cùng nhãn hiệu và thế hệ CPU.
Tốc độ xử lí của CPU ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc của người dùng, đặc biệt là đối với những việc tính toán hành vi AI (có nghĩa là trí tuệ nhân taoh), các hoạt động phải xử lí công việc phức tạp như chơi game chiến thuật, game nhập vai…
Cách nào để cải thiện tốc độ xử lí CPU?
Chúng ta thường nhắc nghe đến thuật ngữ “ép xung” tức là tăng tốc xung nhịp CPU, công nghệ ép xung trên CPU hay còn gọi là công nghệ Turbo boost nhằm tăng thêm tốc độ xử lí của CPU, hỗ trợ việc cho phép chúng được hoạt động ở mức xung nhịp khác cao hơn hẳn mức xung nhịp cơ bản ban đầu. Nó giúp cho tốc độ xử lí CPU được cải thiện đáng kể, công nghệ này ngày nay được nhà sản xuất tinh tế tích hợp sẵn cho CPU, và tự động hoạt động mà không cần đến sự tác động của con người. Khi mua máy tính, anh chị có thể dễ dàng để ý được thường các CPU có tên Intel đi kèm với “K” nghĩa là một hệ số nhân đã mở khoá nhằm thực hiện việc ép xung khi ghép nối với bo mạch chủ tích hợp với hỗ trợ ép xung cho máy.
Có bao nhiêu loại CPU hiện nay?
Chắc hẳn sau những chia sẻ thông tin về CPU là gì ở phía trên mình vừa giới thiệu qua thì chắc hẳn có rất nhiều anh chị đọc bài viết này cũng sẽ tò mò về việc hiện nay có bao nhiêu hãng sản xuất ra CPU thì theo như thống kê mà mình thu thập được trên thế giới tính từ khoảng thời gian năm 2017 đến hiện tại có 2 hãng sản xuất lớn nhất toàn cầu được dùng cho rất nhiều thiết bị là AMD và INTEL
Qua đó chắc hẳn có rất nhiều người đã từng nghe đến CPU Intel khi đi chọn mua máy tính laptop, pc rồi nhưng vào khoảng thời gian gần đây thì AMD cũng đã đánh dấu bước ngoặt trở lại khá mạnh mẽ. Và đương nhiên việc đối đầu giữa 2 ông lớn này sẽ giúp cho người dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn và dưới đây nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về làm sao để lựa chọn các dòng máy có CPU tốt vừa túi tiền cũng như công việc của mình thì tham khảo thêm nha
Cách chọn máy tính với CPU có tốc độ phù hợp
Sau khi được biết thêm về CPU, khuyên mọi người khi mua PC mới nên quan tâm đến CPU để có được một bộ xử lí với tốc độ ưng ý, ngoài ra cũng nên quan tâm đến nhà sản xuất CPU có thực sự uy tín hay không, họ có quan tâm thực sự đến trải nghiệm khách hàng hay chỉ là chiến lược kinh doanh của họ, đặc biệt trong trường hợp anh chị đang phải tiết kiệm chi tiêu của mình. Thứ hai không phải cứ chip mới là sẽ tốt hơn dòng chip cũ, đôi khi nó cũng lại chỉ là chiêu tiếp thị của người sản xuất như ban đầu. Nên có thể nói rằng CPU tốt hơn nghĩa là chứng làm được nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian, chúng ta chỉ nên quan tâm đến điều này mà thôi. Sau một thời gian sử dụng, việc tăng tốc độ không còn mang lại hiệu quá như ban đầu là điều có thể xảy ra. Vậy để tìm đến đúng con chip mình cần mua, chúng ta cần phải kiểm tra chi tiết thông số kĩ thuật của tên model ấy, và đặc biệt cần biết rằng i5 luôn có hiệu suất làm việc cao hơn i3 và thấp hơn i7, chứ chưa nói gì đến những chữ số đại diện phía sau nhé.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều dòng CPU khác nhau, những chiếc CPU ra đời liên tục nhằm cải thiện chất lượng đáng kể, song cũng có mặt trái là vì tính “kinh tế” mà họ cho ra sản phẩm mới theo thị trường. Có thể chúng chỉ khác nhau chút ít là ở xung cơ bản chênh lệch 0.1GHz mà thôi. Do đó để tối ưu hoá hiệu suất, chúng ta còn phải biết về các yếu tố tác động đến như ổ cứng, bo mạch, card đồ hoạ nữa. Để chọn được một sản phẩm phù hợp túi tiền và thoải mái trong yêu cầu tính chất công việc nha.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin mình biết cũng như tìm tòi, thu thập được qua chắt lọc kĩ càng về những thông tin liên quan đến CPU là gì ở phía trên cũng những chi tiết liên quan. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho mọi người. Nếu có thắc mắc hay đóng góp nào cho tụi mình, đừng ngần ngại mà để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc mọi người thành công!