File PNG là gì? Tìm hiểu chi tiết về định dạng đuôi ảnh PNG

1 Cập Nhật Mới
png la gi

Đã lần nào anh chị tò mò khi mình gửi đến một file ảnh PNG và lên google tìm kiếm xem nó có ý nghĩa là gì hay chưa ? Trong bài viết này thuộc chuyên mục wiki của blog hỗ trợ thì mình xin được chia sẻ đến anh chị nào đang thắc mắc về file PNG là gì cũng như bổ xung thêm nhiều những thông tin chi tiết hơn như ưu nhược điểm xoay quanh định dạng đuôi này ở phần bên dưới. Anh chị có thể đọc hết chủ đề này để có được kiến thức tổng hợp tốt nhất nha

PNG là gì?

PNG là định dạng được phát triển với mục đích đầu tiên là để thay đổi dạng .GIF, tên của nó là Portable Network Graphics khi ra đời đã được nhà phát hành áp dụng công nghệ tiên tiến không làm mất đi dữ liệu gốc trong hình ảnh kèm theo đó là phương pháp nén dữ liệu nổi trội với một nền tảng thư viện hoàn toàn độc lập chứa khá nhiều hàm của C để quản lý ảnh định dạng PNG này

 

png la gi
File PNG là gì ? Tìm hiểu chi tiết về định dạng đuôi ảnh PNG

Những thành phần cơ bản trong định dạng PNG

Đối với phần mục này blog hỗ trợ sẽ chia sẻ đến anh chị một bộ giải mã decoder cơ bản cần phải có để file PNG có thể đọc và hiển thị được. Đối với những thông số này những anh chị nào không chuyên về nghề thì có thể bỏ qua vì đọc cũng chả hiểu gì đâu mà hihi

  1. IHDR phải : Đây là thành phần được gọi tên đầu tiên bởi nó chứa đựng header trong định dạng
  2. PLTE : Đây là thành phần giúp chứa đựng danh sách các bảng màu nằm trong file PNG
  3. IDAT : Thành phần này chứa đựng ảnh và tùy theo từng hình ảnh mà nó sẽ được chia nhỏ trong phần IDAT (cũng chính vì nguyên nhân này cho nên những ảnh PNG luôn có dung lượng lớn hơn với các dạng ảnh JPG nhưng nó lại làm cho định dạng này mượt mà hơn rất nhiều
  4. IEND : Thành phần này thì chỉ được dùng nhằm đánh dấu lại điểm kết thúc của ảnh

Ưu điểm và nhược điểm của File PNG là gì

Ưu điểm

  1. Để nói về ưu điểm đầu tiên của định dạng này thì nó được so sánh chất lượng ngang với những định dạng ảnh tốt nhất hiện nay. Để so sánh với dạng ảnh gốc và ảnh PNG thì hoàn toàn khó có thể phân biệt được cho dù là người làm trong nghề ảnh lâu năm
  2. Định dạng đuôi này như mình đã chia sẻ ở thành phần cơ bản trong chủ đề PNG là gì thì nó có chứa điểm ảnh nên nếu anh chị đè nó lên các hình ảnh khác thì vẫn không hề ảnh hưởng gì cả
  3. PNG hỗ trợ thực hiện ảnh trong suốt nên thường được các bạn làm thiết kế sử dụng để thiết kế logo, banner tạo dựng thương hiệu

Nhược điểm

  • Tuy nói rằng định dạng PNG này sử dụng công nghệ nén nhưng để so sánh với các loại định dạng khác thì nó vẫn là một trong những file có kích thước lớn
  • Nhược điểm tiếp theo của PNG chính là những trình duyệt cũ rất khó để tương thích với định dạng này. Rất may là công nghệ ngày nay phát triển nên nhược điểm này đã được vùi lấp đi và rất ít khi xảy ra

Thông tin thêm về PNG

Như chia sẻ thì PNG sử dụng huật toán nén LZW nên việc sử dụng định dạng này sẽ không thể làm mất chất lượng ảnh, thêm vào đó là việc hỗ trợ ảnh trong suốt mà hầu như chỉ tìm thấy được trên định dạng PNG này nên nó trở thành một trong những định dạng tuyệt vời mà nếu muốn tự học đồ họa thì chắc chắn sẽ phải thường xuyên làm việc với nó

Định dạng PNG hỗ trợ màu 8bit giống như đuôi GIF nhưng nó còn kết hợp thêm màu RGB dạng 24 bit với công nghệ không khác gì JPEG. Để cung cấp cho anh chị những thông tin chi tiết hơn trong chủ đề PNG là gì này thì mình sẽ chia sẻ thêm về hỗ trợ màu này ở bên dưới

  • PNG-8bit : Với hỗ trợ này định dạng sử dụng với 256 màu với tùy chọn trong suốt, dung lượng khi xuất file thấp. Nhưng điểm yếu của PNG-8bit này là không có chức năng hoạt ảnh
  • PNG-24bit : Nó cho phép hình ảnh hiển thị lên tới hàng triệu màu không khác gì ảnh JPEG (tham khảo thêm JPG là gì tại đây) nhưng kèm theo đó thì ở phần này nó thêm cho anh chị một chức năng hỗ trợ trong suốt tốt hơn và đồng nghĩa với điều đó thì dung lượng khá lớn. Đối với những anh chị nào quan trọng về chất lượng hình ảnh thì PNG-24bit là một sự lựa chọn cực kỳ phù hợp

Lưu ý rằng, đối với PNG-24bit nó không phải là toàn năng bằng chứng là nó không tương thích được toàn bộ nền tảng và ứng dụng nên các bạn làm web hoặc muốn chia sẻ lên web thì nên bỏ qua. PNG-24bit chỉ thích hợp cho việc chỉnh sửa ảnh nhiều lần mà không làm giảm chất lượng ảnh mà thôi

Lời kết

Như vậy thì trên đây mình đã chia sẻ đến các bạn trong mục wiki về nhưng thông tin như png là gì cũng như những ưu nhược điểm của định dạng này. Kèm theo đó là những thông tin xoay quanh cực kỳ hữu ích chỉ được tổng hợp trên website https://updatemoi.com thôi đó.

Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.