Có thể nói thế giới công nghệ là vô tận, để tìm hiểu được chính xác từng thuật ngữ hay tên gọi của từng bộ phận là gì dường như là điều không thể. Do đó bài viết hôm nay của chuyên mục wiki thuộc https://updatemoi.com sẽ gửi đến mọi người một số thông tin cơ bản của firmware là gì, chức năng của nó có gì khác với software và cách thức hoạt động của nó như thế nào nhé.
Xem Nhanh Mục Lục
Firmware là gì?
Chúng ta thường biết đến các thuật ngữ “hardware” hay “software” rất nhiều, nhưng “firmware” là một từ hiếm gặp hơn. Những đừng nhầm lẫn giữa nó với các thuật ngữ còn lại nha. Theo như wikipedia thì firmware là một loại chương trình máy tính giúp hỗ trợ cho chúng ta cung cấp kiểm soát mức thấp cho phần cứng cụ thể của thiết bị đó
Hầu như tất cả các thiết bị ngày nay như: Điện thoại, máy tính, âm thanh nổi stereo, xe hơi thậm chí máy giặt đều cần đến firmware, chỉ khác là chúng sẽ ở các dạng khác nhau.
Firmware cũng giống như driver, nó có cùng chức năng nhưng Firmware thì được lưu trữ trên thiết bị ở phần cứng còn driver thì lại ở bên trong hệ điều hành, và nó là một phần mềm đặc biệt được cài đặt trong ổ cứng của thiết bị máy móc. Firmware gồm các chương trình máy tính cố định và điều khiển cấp thấp nhiều thiết bị điện tử. Có thể lấy ví dụ điển hình như bộ điều khiển từ xa hoặc máy tính bỏ túi, thiết bị phần cứng của ổ cứng, bàn phím, màn hình LCD bóng bán dẫn mỏng, thẻ nhớ hay là người máy công nghiệp,..
Giới thiệu các loại Firmware hiện nay
Đầu tiên phải kể đến là BIOS. Khi nhấn nút nguồn để mở thì ngay lập tức máy tính sẽ khởi động vào BIOS, nó tương tác trực tiếp với phần cứng và kiểm tra lỗi. Sau đó nó sẽ đánh thức hệ điều hành đang ngủ và đưa nó vào bộ nhớ dữ liệu tạm thời (RAM: Random Access Memory)
Thứ hai, đó là EFI (Extensible Firmware Interface), là một bộ đặc tả giao thức phần mềm có trách nhiệm giao tiếp giữa hệ điều hành với firmware của hệ thống, nó có một số ưu điểm nhất định so với BIOS.
Firmware được sử dụng ở đâu? Phân biệt Firmware với Software .
Đối với các thiết bị đơn giản như máy tính bỏ túi, điều khiển ti vi, bộ điều khiển từ xa,…firmware là tất cả những thứ cần để chúng có thể hoạt động được, còn ở các thiết bị tiên tiến, hiện đại hơn có thể chúng sẽ cần thêm phần mềm software, hệ điều hành và cả ứng dụng phần mềm. Ngoài ra, firmware còn có trong những thiết bị tiêu dùng phức tạp để đáp ứng các quy trình từ cơ bản đến phức tạp nhất của thiết bị nữa. Vậy nên có thể dễ dàng phân biệt được giữa firmware với software đó là với firmware chủ yếu liên quan tới những quy trình cơ bản và cấp thấp trong một thiết bị, nếu thiếu nó thì chắc chắn thiết bị không thể hoạt động được. Nó cũng khá đơn giản với bộ nhớ chỉ đọc, khi những firmware phức tạp hơn thì thường sẽ được đặt ở các bộ nhớ nháy để cập nhật được. Hay nói cách khác firmware còn là một loạt các phần mềm software, đó là mã lập trình.
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa firmware với software. Do đó trong một số trường hợp chúng có thể thay thế cho nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa software là phần mềm để chỉ các chương trình như Microsoft Word hay trình duyệt web bất kì, khi đúng hơn thì mọi mã ta tìm thấy ở các thiết bị như máy tính, điện thoại, xe hơi, đều được gọi là phần mềm. Do đó phần mềm này phải được gọi chính xác là “phần mềm ứng dụng”. Tuy nhiên, điều này còn chút mơ hồ. Hơn nữa firmware được lưu trữ ở bộ nhớ không ổn định: ROM, EPROM, hoặc bộ nhớ flash. Trong khi phần mềm ứng dụng thì lại làm việc từ bộ nhớ khả biến, không ổn định, và bộ nhớ ảo.
Hơn nữa, firmware còn nằm ở bộ nhớ có giới hạn kích thước khá nhỏ, có thể là vài kilobyte mà thôi. Ngoài ra, tần suất cập nhật giữa firmware và phần mềm ứng dụng cũng khác, ở rất nhiều thiết bị nhà sản xuất sẽ không cho người dùng được quyền truy cập vào firmware bởi vì có thể chúng ta sẽ làm hỗn độn firmware của thiết bị, hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đó là thiết bị dừng hoạt động. Mặt khác, có thể BIOS máy tính và firmware của điện thoại thông minh hay trình phát nhạc thì lại được cập nhật bởi vì điều này có thể sửa lỗi ở các phiên bản tước, do nhà sản xuất đã cung cấp nhằm “vá lỗi” hay cung cấp thêm các tính năng mới nữa. Tuỳ từng thiết bị mà nhà sản xuất sẽ quy định mức độ tác động của người dùng tới Firmware theo mức độ khác nhau.
Nói vậy để thấy được, chúng ta cần phải cân nhắc kĩ để biết được chúng ta cần phải làm gì để tốt nhất cho thiết bị của mình, không để lại những hậu quả đáng tiếc.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin chúng ta cần biết về firmware là gì trong danh mục wiki thuộc blog hỗ trợ. Khi dùng các thiết bị máy móc, chúng ta nên biết những thông tin cơ bản về nó để tránh xảy ra những điều không mong muốn, cũng như đối phó, khắc phục kịp thời khi xảy ra lỗi. Nếu có bất cứ thắc mắc, hay chia sẻ đóng góp nào anh chị đừng ngần ngại mà để lại bình luận phía bên dưới nhé. Hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.