Ổ Cứng HDD Là Gì? Các Loại Ổ Cứng HDD thông dụng hiện nay

3 Cập Nhật Mới
Ổ Cứng HDD Là Gì

Những người làm việc trên máy tính, hoặc có tiếp xúc với máy tính chắc hẳn đã từng nghe qua đến ổ cứng HDD. Đây là loại thiết bị khá là quan trọng trong hệ thống của máy tính. HDD đã được sử dụng từ rất sớm và trở nên thông dụng, phổ biến cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng chắc rằng nhiều bạn đọc cũng không thể hiểu biết đến HDD là gì, có cấu tạo và ưu nhược điểm ra sao, cũng như có mấy loại ổ cứng HDD. Nhằm giúp cho các bạn những thông tin cần thiết nhất về ổ cứng này, chuyên mục giải đáp ý nghĩa wiki thuộc updatemoi.com sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về ổ cứng HDD qua bài viết này.

Tìm hiểu ổ cứng HDD là gì?

HDD là viết tắt của Hard Disk Drive hay còn gọi là một loại ổ đĩa cứng truyền thống. Thiết bị này có tác dụng dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt tấm đĩa tròn phủ vật liệu từ tính. Mục đích tạo ra ổ đĩa cứng là để lưu trữ dữ liệu an toàn, bởi vì nó không bị mất đi dữ liệu đã lưu trữ khi nguồn điện ngừng cung cấp. HDD hoạt động bằng cách quay tròn tấm đĩa cứng bằng một động cơ học để đọc và ghi dữ liệu được lưu. Chính vì vậy, khi tốc độ quay lớn thì khả năng đọc và ghi sẽ nhanh hơn. Trên laptop hiện nay sẽ thường thấy 2 loại ổ cứng với 2 tốc độ quay là  5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM (vòng mỗi phút).

Ổ Cứng HDD Là Gì
Giải đáp: Ổ Cứng HDD Là Gì? Các Loại Ổ Cứng HDD thông dụng hiện nay

Cấu tạo của một đĩa ổ cứng HDD

Một ổ đĩa HDD sẽ có cấu tạo chính gồm 5 bộ phận đó là: cụm địa, cụm đầu đọc, cụm mạch điện, đĩa vỏ cứng, đĩa từ. Với cụm đĩa có 2 bộ phận gồm trục quay và động cơ. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động của đĩa từ và động cơ được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa. Cụm đầu đọc bao gồm đầu đọc với chức năng đọc và ghi dữ liệu. Cần di chuyển đầu đọc.

Ảnh minh hoạ: ổ cứng HDD là gì (1)
Cấu tạo của một đĩa ổ cứng HDD

Cụm mạch điện gồm mạch điều khiển, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm, các cầu đấu thiết đặt chế độ làm việc của ổ ứng:

  • Mạch điều khiển: Có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục. Đồng thời điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.
  • Mạch xử lý dữ liệu: Có tác dụng xử lý những dữ liệu đọc ghi của ổ cứng.
  • Bộ nhớ đệm (có thể là cache hoặc buffer): Là nơi dữ liệu được tạm thời lưu trữ trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ không còn được lưu khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.
  • Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.
  • Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.
  • Các cầu đấu thiết đặt (jumper) chế độ làm việc của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác,

Vỏ đĩa cứng bao gồm phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại với mục đích để bảo vệ các linh kiện bên trong. Chức năng chính của vỏ đĩa cứng là định vị các linh kiện. Đồng thời đảm bảo độ kín để không cho phép bụi bẩn có thể lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng. Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm nhẹ.

Đĩa từ có dạng đĩa kim loại hình tròn được gắn bên trong ổ đĩa cứng. Một số đĩa được gắn trên một động cơ trục chính (spindle motor) để tạo nhiều bề mặt lưu trữ dữ liệu trong một không gian nhỏ hơn. Đĩa từ được sắp xếp thành các cấu trúc cụ thể để duy trì việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách có tổ chức trên ổ HDD. Gồm 3 cấu trúc cụ thể là: track (rãnh), sector và cluster.

Ảnh minh hoạ: ổ cứng HDD là gì (2)
Đĩa từ của HDD
  • Track: Mỗi đĩa từ được chia thành hàng ngàn vòng tròn đồng tâm được đóng gói chặt chẽ, được gọi là track. Tất cả các thông tin được lưu trữ trên ổ cứng đều được ghi trên track.
  • Sector: Mỗi track được chia nhỏ thành đơn vị nhỏ hơn được gọi là sector. Sector là đơn vị cơ bản lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng.
  • Cluster: Các sector thường được nhóm lại với nhau để tạo thành các cluster.

Ổ cứng HDD có các loại nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại ổ cứng HDD phổ biến là HDD Internal và HDD External. HDD Internal: Có kích thước 3,5 inch và dung lượng tối đa là 4TB. HDD Internal có tốc độ đọc ghi dữ liệu khoảng 530 MB/s. HDD External: Có kích thước nhỏ hơn Internal, cụ thể kích thước là 2,5 inch, vì thế dung lượng chứa dữ liệu cũng nhỏ hơn là 2TB được cung cấp năng lượng qua cổng kết nối USB hoặc Thunderbolt và loại ổ cứng này có độ ồn thấp.

Tuy nhiên, thị trường ổ cứng di động ngày nay càng phong phú đa dạng, với nhiều loại được thiết kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn với dung lượng tối đa lên tới 5TB.

Ưu điểm và nhược điểm của ổ cứng HDD

Ảnh minh hoạ: ổ cứng HDD là gì (3)
Giải đáp những Ưu điểm và nhược điểm của ổ cứng HDD

Ưu điểm của ổ cứng HDD

Điều đầu tiên phải kể đến khi nhắc đến dung lượng của ổ HDD chính là có dung lượng rất lớn. Có những loại ổ cứng có thể có dung lượng tối đa lên đến hơn 14TB. Khả năng lưu trữ, bảo vệ được khá nhiều dữ liệu quan trọng nhưng giá thành của ổ cứng HDD lại vô cùng phù hợp, không quá đắt đỏ. Chính vì vậy, ổ cứng này rất phù hợp với máy tính phổ thông hoặc ở những hệ thống có lượng lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Kích thước nhỏ gọn chỉ từ 2.5 đến 3.5 inch phù hợp với máy tính để bàn hoặc laptop.

Nhược điểm của ổ cứng HDD

Vì ổ cứng HDD hoạt động đọc và ghi dựa trên tốc độ quay của đĩa nên tốc độ truy xuất dữ liệu còn thấp và chậm đặc biệt khi ổ cứng xảy ra lỗi nhỏ. Tỏa nhiệt cao khi hoạt động ở cường độ lớn và gây tiếng ồn lớn. Đồng thời ổ cứng cũng rất dễ bị sốc trong quá trình sử dụng nên dữ liệu có thể bị mất bất cứ lúc nào.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về ổ cứng HDD của máy tính. Hy vọng các bạn có thể phần nào hiểu rõ hơn về loại ổ cứng này. Đồng thời có thể lựa chọn được chiếc ổ cứng HDD phù hợp nhất với chiếc máy tính mà mình đang sử dụng. Để có thêm nhiều kiến thức về công nghệ, đặc biệt là máy tính hay truy cập danh mục wiki trên updatemoi.com thường xuyên để nắm bắt được những kiến thức này nhé.

 

 

Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.