Ngày nay thì chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến về RAM trong thời buổi công nghệ bùng nổ rồi đúng không ? Chỉ cần bạn đi tìm mua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay laptop,… thì những người nhân viên tư vấn bán hàng sẽ luôn nói về RAM của thiết bị. Vậy bạn có muốn biết RAM là gì và công dụng, tính năng của nó đối với thiết bị công nghệ là ra làm sao không ? Tất cả sẽ được giải đáp trong phía bên dưới của bài viết này
Xem Nhanh Mục Lục
RAM là gì?
RAM khi đọc ra tiếng anh thì nó có tên gọi Random Access Memory đây là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên cho phép truy xuất đọc, ghi dữ liệu đến bất cứ một ví trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Đối với những thông tin được lưu trữ trên RAM khi thiết bị không được cung cấp nguồn điện hoặc mất đi nguồn điện thì những dữ liệu này sẽ mất đi
Nói một cách khác RAM chính là bộ nhớ của thiết bị làm nhiệm vụ điều khiển hệ thống với các chip nhớ được hàn cứng vào trong thanh mạch (bạn nào không biết thì nó màu vàng ở hình ảnh minh họa bên dưới nhé). Mỗi một ô nhớ này của RAM đều được định sẵn một địa chỉ với 1byte (8bit) nhưng mỗi một lần đọc hay ghi thi mỗi ô nhớ này của RAM có thể xử lý được 2, 4, 8 byte cùng một lúc.
Nói chung thì đối với những bạn không muốn tìm hiểu quá sâu về RAM là gì thì có thể hiểu rằng đây là một bộ phận giúp cho thiết bị lưu trữ thông tin tạm thời và sau đó chuyển vào CPU để xử lý. Đối với việc thiết bị có số RAM càng nhiều thì số lần CPU trên máy cần phải xử lý dữ liệu ít đi và hiệu suất tăng lên
Tầm quan trọng của RAM đối với thiết bị
Sau khi chia sẻ về RAM là gì thì chắc hẳn các bạn cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của bộ phận này đối với thiết bị rồi phải không ạ ? Với đó, nếu một trong những thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay laptop,… nếu như không có RAM thì việc thực hiện các tác vụ cơ bản như truy cập các tệp, dữ liệu có sẵn trên thiết bị sẽ cực kì chậm chập. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số thuộc tính quan trong quả RAM thông qua các chi tiết sau :
- RAM có tốc độ nhanh hơn so với ổ đĩa cứng (điều này cũng áp dụng đối với ổ cứng thể rắn) với tốc độ đo được của module RAM hiện đại vượt qua tốc độ 15000 MB/s thì ở ổ cứng thể rắng hiện đại nhất hiện nay (solid state drives) chỉ có thể đạt được 1000 MB/s
- Giá của RAM trên thị trường luôn luôn đắt hơn rất nhiều so với ổ đĩa cứng
Những đặc điểm của RAM mà bạn nên biết
Trong RAM có 4 đặc điểm đặc trưng mà nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu cần phải biết đó là :
- Dung lượng bộ nhớ: Đối với RAM tổng số byte của bộ nhớ (tính theo byte) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
- Tổ chức bộ nhớ: Trong thanh RAM có ssố ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
- Thời gian truyền tải: Được tính từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.
- Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp truyền tải dữ liệu bộ nhớ.
Phân loại các loại RAM hiện nay
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các loại RAM được phát triển khác nhau (điều này cũng tùy thuộc vào từng nước và hãng phát triển) nhưng cho dù là có điểm mạnh, yếu khác nhau thì để chia ra thì nó có 2 loại chính là Ram tĩnh và động. Dưới đây mình sẽ chia sẻ về 2 loại này cho các bạn hiểu rõ hơn
RAM tĩnh
Đối với RAM tĩnh có tên tiếng anh Static Random Access Memory hoặc bạn có thể thấy viết tắt của nó khi tham khảo là SRAM đây là một dạng được phát triển và chế tạo theo công nghệ ECL với mỗi bit nhớ bao gồm các cổng logic với 6 transistor MOS (ảnh minh họa). Hay nói một cách khác thì SRAM là bộ nhớ nhanh không làm hủy nội dung của ô nhớ và là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động thiết bị
RAM động
Với RAM động Dynamic Random Access Memory (DRAM) là một trong những bộ phận sử dụng kỹ thuật MOS với đó mỗi bit nhớ sẽ bao gồm một transistor và một tụ điện với đó thì việc ghi nhớ dữ liệu trên thiết bị sẽ được dựa vào việc duy trì điện nên những lưu trữ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích. Vì thế nên mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó và chu kỳ của bộ nhớ trên thiết bị cũng theo đó mà gấp đôi thời gian truyền dữ liệu vào ô nhớ
Một số thông tin thêm đó chính là DRAM có giá thành rẻ hơn nhiều so với SRAM nhưng cũng tương đồng với việc chậm hơn. Ở dưới đây thì mình xin được chia sẻ đến các bạn về các loại DRAM khi gặp phải các từ viết tắt này trên những thông số thiết bị mà bạn muốn tham khảo
SDRAM là gì?
SDRAM là từ viết tắt của Synchronous Dynamic RAM hay còn được gọi là DRAM đồng bộ. Với đó SDRAM gồm 3 loại: SDR, DDR, DDR2,DDR3 và DDR4 giải thích rõ hơn về những loại này thì các bạn có thể theo dõi tiếp ở phần dưới đây
SDR là gì?
SDR SDRAM là từ viết tắt của Single Data Rate SDRAM thường được dân công nghệ gọi tắt là “SDR” và các bạn nếu gặp ký tự viết tắt này trên thông số kỹ thuật thì nó ám chỉ SDR SDRAM nhé. Theo đó thì bộ phận này có 168 chân và thường được sử dụng ở các loại máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng với vận tốc clock speed (hiện tại thì dạng này lỗi thời rồi nên chắc chỉ bạn nào mua máy cũ mới có thôi)
Các xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa của SDR :
- PC-66: 66 MHz bus.
- PC-100: 100 MHz bus.
- PC-133: 133 MHz bus.
DDR là gì?
DDR SDRAM là từ viết tắt của Double Data Rate SDRAM thường được dân công nghệ gọi tắt là “DDR” cũng giống như trên và loại này có 184 chân. Điểm khác biệt của nó chính là cải tiến hơn về mặc truyền tải so với SDR (tốc độ truyền tải nhanh hơn gấp đôi nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ)
Các xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa của DDR :
- DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
- DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
- DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
- DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 là gì?
DDR2 SDRAM là từ viết tắt của Double Data Rate 2 SDRAM thường được dân công nghệ gọi tắt là “DDR2” tiếp nối đàn anh đi trước của nó với 240 chân và ưu điểm của loại này hơn đàn anh của nó bởi có bus speed cao gấp đôi clock speed
Các xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa của DDR2 :
- DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
- DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
- DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
- DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth
DDR3 là gì?
DDR3 SDRAM là từ viết tắt của Double Data Rate 3 SDRAM thường được dân công nghệ gọi tắt là “DDR3” đây cũng đứa em tình thần của dòng DDR với việc cải thiện phiên bản được coi tối ưu nhất với tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240 :
Các xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa của DDR3 :
- DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
- DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
- DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
- DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
DDR4 là gì?
Cái này cũng giống như trên nên mình sẽ không nói về nó nữa mà tập trung về các xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa của DDR4 :
- DDR4-2133: Tên module PC4-17000. 1067 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth.
- DDR4-2400: Tên module PC4-19200. 1200 MHz clock, 2400 MHz bus với 19200 MB/s bandwidth.
- DDR4-2666: Tên module PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328 MB/s bandwidth.
- DDR4-3200: Tên module PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600 MB/s bandwidth.
RDRAM là gì?
RDRAM viết vắt của từ Rambus Dynamic RAM trong tiếng anh và thông các thông số kỹ thuật nó cũng thường hay được viết với tên “Rambus” được thiết kế dựa theo công nghệ hoàn toàn mới. Đối với bộ phận này hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng và có thể hỗ trợ lên đến đến 32 chip DRAM.
Trong đó, mỗi chip của RDRAM được ghép nối một cách khá tuần tự trên một module và được gọi là RIMM (viết tắt của từ Rambus Inline Memory Module) và việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau
LPDDR là gì?
LPDDR viết tắt của từ Low Power Double Data Rate SDRAM đây là một loại DRAM có điện năng thấp các bạn có thể thấy nó dưới dạng chân bi. Hiện nay thì đây là một trong những loại DRAM thông dụng nhất được các hãng sử dụng hiện nay từ laptop siêu mỏng, máy tính bảng, điện thoại thông minh(martphone)…
Tổng kết
Như vậy thì trên đây ngoài việc chia sẻ đến cho các bạn về RAM là gì thì updatemoi.com còn chia sẻ đến với các bạn những thông tin liên quan và các bộ phận hiện nay thường được sử dụng trên thiết bị xong xuôi rồi đó. Hầu như thì toàn bộ mọi thông tin về RAM đều đã được mình tổng hợp hết ở trong bài viết này, để xem thêm nhiều thông tin hữu ích hơn hãy truy cập vào danh mục wiki nhé