ROM là gì? Tổng hợp các loại ROM có trên thị trường hiện nay

4 Cập Nhật Mới
ROM là gì

Khi nhắc đến các thiết bị công nghệ điển hình như máy tính, laptop, điện thoại… thì các thông số như ROM luôn được nhắc đến, nhưng số lượng người hiểu về các thông số kỹ thuật của thiết bị lại khá ít nên việc biết ROM là gì chắc chắn mình đoán số người biết được định nghĩa và công dụng của nó đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy, trong bài viết giải đáp ý nghĩa wiki này updatemoi.com sẽ giải đáp ROM là gì cho mọi người cũng như đưa ra các loại ROM phổ biến hiện nay và những lưu ý về việc upload ROM để mọi người biết thêm những kiến thức chuyên sâu hơn ở các phần mục được chia sẻ bên dưới

ROM là gì?

Nếu anh chị nào vẫn chưa biết thì ROM là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ tiếng anh “Read-Only Memory”. Mọi người có thể hiểu nghĩa nó là một “bộ nhớ chỉ đọc”. ROM có mặt trong các thiết bị điện tử quen thuộc với mọi người như: điện thoại thông minh, máy tính, laptop, … Bộ nhớ này lưu trữ sẵn các chương trình ở bên trong và giúp các thiết bị khởi động. Nhiệm vụ của ROM là tự động lưu lại các chương trình của thiết bị ngay cả khi thiết bị tắt nguồn để thiết bị đó có thể khởi động bình thường trong lần tiếp theo đó.

ROM là gì
ROM là gì? Tổng hợp các loại ROM có trên thị trường hiện nay

ROM trên smartphone là gì?

ROM trên smartphone là một cách gọi khác của bộ nhớ trong điện thoại thông minh. Trên smartphone, ROM lưu trữ hệ điều hành. Nó là phần không thể thiếu của những smartphone hệ điều hành Android. Nó không cho phép người dùng được ghi đè lên. Việc ghi đè lên diễn ra khi hệ thống cập nhật hệ điều hành.

Một số loại smartphone sẽ có ROM riêng và một số loại lại dành một phần RAM để biến thành ROM. Cụ thể như anh chị có thể thấy một chiếc điện thoại thông minh ghi thông số RAM 2GB nhưng thực tế thì RAM có 1,7GB còn ROM sẽ là phần còn lại.

Các loại ROM thường thấy hiện nay trên thị trường

  • EPROM: thuật ngữ này là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Erasable Programmable Read-Only Memory”. Đây là loại ROM được tạo ra dựa vào các nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Người ta dùng tia cực tím để ghi vào hoặc xóa đi nội dung trên EPROM.
  • EAROM: thuật ngữ này là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Electrically Alterable Read-Only Memory”. Loại ROM này có thể thay đổi theo từng bit. Tuy nhiên, tốc độ ghi của nó thì khá chậm và điện thế sử dụng của nó không được chuẩn xác lắm.
  • EEPROM: thuật ngữ này là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory’. Đây là loại ROM được tạo ra dựa vào công nghệ bán dẫn. Người ta dùng điện cực để ghi vào hoặc xóa đi nội dung trên EEPROM .
  • PROM: thuật ngữ này là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programmable Read-Only Memory”. Đây là loại ROM thuộc loại WORM (“Write-Once-Read-Many”). Nó chỉ lập trình được 1 lần. Bởi vậy mà hiện nay PROM có giá rẻ nhất trên thị trường.

Có nên up ROM cho thiết bị hay không?

Khi biết được ROM là gì rồi thì nếu anh chị nào muốn chuyển hệ điều hành trên chiếc smartphone của mình sang hệ điều hành tương tự (up ROM) để trải nghiệm những tính năng mới thì anh chị có thể tham khảo những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi up ROM dưới đây để cân nhắc kỹ lưỡng nhé.

Ảnh minh hoạ: ROM là gì (1)

Những lợi ích của việc up ROM cho smartphone

  • Up ROM có thể làm cho chiếc smartphone của mọi người hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn. Khi điện thoại hoạt động “mượt” hơn thì thời gian dùng pin cũng được tối ưu hơn.
  • Bên cạnh đó, bản ROM mới có thể đẹp hơn bản ROM cũ. Đổi ROM cũng giúp mọi người gỡ được những chương trình mặc định của nhà sản xuất. Từ đó, mọi người cũng có thể tải thêm ứng dụng khác về máy cũng như trải nghiệm thêm những tính năng mới.
  • Ngoài ra với những anh chị muốn khẳng định tay nghề xài thủ thuật trên Android hay cảm thấy thật đáng tiếc khi dùng smartphone mà không biết đổi ROM thì đây là một thao tác giúp mọi người có thể thể hiện trình độ “ngầu” của mình.

Một số rủi ro tiềm ẩn khi up ROM cho smartphone

  • Nếu up ROM mà anh chị không xem kỹ, up phải bản ROM chưa hoàn chỉnh thì hậu quả có thể xảy ra là smartphone dễ bị treo hoặc là cả không hoạt động ổn như trước khi up. Bên cạnh đó thì khả năng xung đột phần mềm cũng có thể xảy ra đó
  • Nếu trầm trọng hơn thì lỡ quá trình chuyển đổi ROM xảy ra sai sót, không trọn vẹn thì khả năng cao là smartphone sẽ trở thành “cục gạch” thảm hại hơn ban đầu.

Bởi vì những lý do trên mà mọi người cần xem xét kỹ tay nghề của mình để biết nên up ROM hay thôi. Nếu chưa am hiểu nhiều về việc chuyển hệ điều hành, hệ điều hành của chiếc máy đó, bản ROM định up lên thì anh chị chưa nên đổi ROM cho máy. Đặc biệt là nếu trong khi chiếc smartphone của mọi người vẫn đang hoạt động ngon lành, hay đó là chiếc máy đắt đỏ thì mọi người nên cân nhắc về sự mạo hiểm dùng thủ thuật này.

Tuy nhiên, nếu anh chị đã hiểu nhiều về chuyển đổi ROM, lại thích khám phá, thử nghiệm các tính năng mới trên điện thoại của mình thì có thể trải nghiệm thủ thuật up ROM. Bên cạnh đó thì anh chị cũng nên chú ý những lưu ý của những người dùng đã thực hiện thành công trước đó để tránh rủi ro nhất. Ngoài ra, anh chị nên tìm hiểu, tham khảo kỹ một bản ROM hoàn chỉnh và phù hợp với máy để việc up ROM diễn ra suôn sẻ nhé.

Tổng kết

Đến đây rồi thì hẳn mọi người cũng đã biết ROM là gì rồi phải không ạ? Bên cạnh đó, chắc mọi người cũng đã cân nhắc được xem có nên lựa chọn chuyển đổi ROM cho điện thoại hay không. Nếu mọi người cũng muốn tìm hiểu thêm về các thuật ngữ liên quan đến điện thoại nữa thì ở chuyên mục wiki giải đáp của updatemoi.com vẫn còn nhiều bài viết thú vị chờ mọi người cùng khám phá đó, đừng bỏ lỡ nhé.

This entry was posted in Wiki and tagged .
Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.