SSL là gì? Giải đáp đầy đủ các thông tin về chứng chỉ SSL

1 Cập Nhật Mới
ssl la gi

Nếu anh chị là một người đang học về CNTT đặc biệt là về internet thì chắc không ít lần có nghe nói đến về chứng chỉ SSL. Và nếu anh chị đang truy cập vào trong chủ đề của bài viết này thì hẳn là đang muốn tìm hiểu về SSL là gì cũng như những thông tin hữu ích liên quan đến chứng chỉ trên thì có thể tham khảo trong chuyên mục wiki thuộc blog hỗ trợ để được giải đáp ý nghĩa tốt nhất cũng như đầy đủ nhất

SSL là gì?

Chứng chỉ SSL là tên viết tắt của Secure Sockets Layer – một giao thức bảo mật an ninh công nghệ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận an toàn khi kết nối giữa người dùng sử dụng trình duyệt web (browser) đến máy chủ Web server và ngược lại. SSL là một trong những chứng chỉ được các chuyên gia bảo mật trên thế giới khuyên dùng (đối với quản trị viên website) và người dùng chỉ nên tham khảo những website có chứ chỉ này

 

ssl la gi
SSL là gì ? Giải đáp đầy đủ các thông tin về chứng chỉ SSL

Việc các trang web không có chứng chỉ SSL dễ khiến người xem bị thu thập các thông tin riêng tư cho đến các thẻ giao dịch trực tuyến. Nguyên do là khi đăng ký và khởi tạo web thì luôn luôn có một lỗ hổng bảo mật và từ đó sẽ bị hacker khai thác trở thành một công cụ giúp thu thập thông tin của người giao dịch (đối với website bán hàng) hay các email, số điện thoại… đối với những người đọc tin tức.

Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào?

Khi những website có chứng chỉ SSL này bảo vệ thì khả năng tấn công sẽ được giảm hẳn bởi nó là công nghệ tiêu chuẩn bảo vệ người dùng khi thực hiện những giao dịch trực tuyế, việc hoạt động của nó bao gồm 3 bước cơ bản

ssl la gi 1

 

  1. Chứng chỉ này sẽ mã hóa các thông tin nhạy cảm của người dùng khi phát sinh giao dịch trực tuyến với một trang web
  2. SSL khi sinh ra là một đoạn mã độc lập duy nhất được tạo chỉ dành riêng cho một website và không bị trùng lặp
  3. Khi website xác thực danh tính thì mới được cấp chứng chỉ SSL. Ví dụ như trang blog hỗ trợ của mình cũng đang sử dụng chứng chỉ này nhằm đảm bảo cho chính bản thân website cũng như các bạn đọc

Quá trình hoạt động máy tính kết nối website đã chứng thực SSL như thế nào?

Thường đây là một câu hỏi mà rất nhiều anh chị đã hỏi mình nên mình sẽ lấy trang web của mình làm ví dụ minh họa về quá trình xảy ra khi một máy tính của người đọc kết nối với blog hỗ trợ của mình đã được chứng thực bao gồm các công đoạn sau

  1. Đầu tiên trình duyệt của anh chị sẽ yêu cầu https://updatemoi.com cung cấp thông tin xác nhận danh tính
  2. Sau khi phản hồi yêu cầu máy chủ đặt trang của mình sẽ gửi lại cho trình duyệt web mà anh chị đang sử dụng chứng chỉ SSL mà đã được cấp và cài đặt
  3. Quá trình kiểm tra sẽ bắt đầu nhanh chóng để xem nó có hay là không. Nếu có thì khi vào trang web sẽ thấy hiện khóa có nghĩa là đã được chấp nhận
  4. Khi đã được chấp nhận thì trang https://updatemoi.com sẽ gửi chữ ký số dùng để mã hóa cũng như giải mã hóa trong quá trình thực hiện giao dịch (nếu có)

ssl la gi 2

Điểm khác nhau giữa chứng chỉ SSL và SSL Certificate

Khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến SSL để tổng hợp thông tin chia sẻ đến các anh chị đọc thì vô tình mình tìm thấy từ khóa “ssl certificate”.  Ở đây thì mình xin chia sẻ rằng giữa SSL và ssl certificate thì nó đều là một nhé chỉ khác biết về cách viết thôi nên những giải nghĩa ở phái trên trong chuyên mục wiki này vẫn có thể áp dụng được với từ khóa ssl certificate là gì nếu các anh chị tò mò muốn tìm hiểu

Lợi ích của chứng chỉ SSL đem lại là gì?

Khi đã đọc chủ đề chia sẻ về SSL là gì phía trên rồi thì các anh chị đọc bài cũng nhìn nhận ra nó có 2 cái lợi cho cả website lẫn người truy cập phải không ạ. Trong đó,

Đối với quản trị web

  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong mắt người dùng và Google
  • Bảo mật các thông tin giao dịch tránh khỏi nhiều cuộc tấn công mạng

Đối với người dùng

  • Giúp nâng cao độ tin tưởng đối với trang web đó hơn

Tổng hợp những chứng chỉ SSL hiện nay trên thế giới

Các bạn chắc hẳn đã nắm gọn được những thông tin liên quan đến SSL là gì ở phía trên rồi thì đây là một thông tin nâng cao hơn một chút nhé. Bởi không phải các chứng chỉ này đề như nhau mà cũng được phân tầng ví dụ như SSL ở các trang ngân hàng sẽ khác với các loại SSL ở những trang như blog hỗ trợ. Ở đây mình xin phân loại chúng ở mức từ thấp đến cao cho bạn đọc dễ hình dung

  1. DV-SSL : Đây là chứng chỉ có tên tiếng anh là Domain Validated SSL được áp dụng để xác thực tên miền thuộc quyền sở hữu với thời gian đăng ký và xác minh khá nhanh. DV-SSL thuộc loại giá rẻ với công nghệ mã hóa cơ bản thường được các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ
  2. DV-SSL : Đây là chứng chỉ có tên tiếng anh là Organization Validation SSL, loại chứng chỉ này xác thực tổ chức, doanh nghiệp có mức độ tin cây cao hơn với việc đăng ký mình thuộc quyền sở hữu ra thì cần phải xác minh đúng thực doanh nghiệp tổ chức đang hoạt động bình thường. Khi sử dụng chứng chỉ DV-SSL thì tên của tổ chức hay doanh nghiệp sẽ được hiện lên trên chứng chỉ
  3. EV-SSL : Đây là chứng chỉ có tên tiếng anh là Exented Validation SSL mức độ này thuộc mức độ cao nhất dành cho tổ chức và doanh nghiệp hoạt động. Để đăng ký được nó thì cần khá nhiều bước như xác minh hoạt động, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của tổ chức CA-Browser Forum. Ở chứng chỉ này các bạn thường thấy ở các thanh trình duyệt web sẽ hiện tên của tổ chức, doanh nghiệp đó và có màu xanh lá cây (tùy từng trình duyệt)
  4. Wildcard SSL : Chứng chỉ này thì có hơi khác một chút được áp dụng cho các subdomain (tên miền phụ), hơi khác với các thông tin chia sẻ về SSL là gì mà blog hỗ trợ chia sẻ phía trên thì Wildcard SSL có thể chạy cho các subdomain không giới hạn với một loại SSL
  5. UC/SAN SSL : Chứng chỉ này khá đặc biệt được thiết kế để sử dụng cho các ứng dụng Communication thường thấy trong microsoft hay các môi trường Share Hosting và QA Testing

Tổng kết

Trên đây thì mình đã chia sẻ đến cho các anh chị đang muốn tìm hiểu về chứng chỉ SSL là gì những thông tin liên quan bao gồm cơ chế hoạt động, các lợi ích của nó cũng như phân loại các chứng chỉ này phía trên bài viết rồi đó. Chúc các anh chi có thêm thông tin kiến thức chuyên sâu hơn nữa

Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.