Sysadmin là gì? Giải đáp sức hấp dẫn và yêu cầu nghề Sysadmin

4 Cập Nhật Mới
Giải đáp: Sysadmin là gì

Nếu mọi người đã từng nghe ở đâu đó người ta bàn luận về Sysadmin rằng nghề này rất hot, hái ra tiền… và tò mò đó là công việc gì? Tại sao công việc đó lại thu hút các bạn trẻ đến thế? Nghề này có những khó khăn hay áp lực gì không? Để theo đuổi nghề và trở thành Sysadmin chuyên nghiệp cần có những tố chất nào? Vậy thì trong bài viết giải đáp ý nghĩa Sysadmin là gì dưới đây updatemoi.com sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp mọi người cũng như giúp mọi người có góc nhìn sâu hơn về công việc này.

Sysadmin nghĩa là gì?

Nếu mọi người chưa từng nghe về thuật ngữ này trước đây thì đây là một thuật ngữ tiếng Anh, viết tắt của cụm từ System administrator. Cũng có người gọi nó bằng thuật ngữ System Engineer hay có nơi lại viết ngắn gọn là System admin. Các thuật ngữ này đều có nghĩa tiếng Việt là Quản trị viên hệ thống. Nếu như mọi người muốn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan có thể tìm hiểu ở các phần mục được chia sẻ phía bên dưới đây

Sức hấp dẫn của nghề Sysadmin hiện nay

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, các công ty đều phải làm việc trên hệ thống máy tính. Để công việc trôi chảy, hiệu quả, không bị trì trệ vì những sự cố kĩ thuật và cả hệ thống máy tính vận hành an toàn thì hầu như công ty nào cũng cần sự có mặt của người Quản trị viên hệ thống, thậm chí là cần cả một đội ngũ Sysadmin phối hợp với nhau làm việc.

Giải đáp: Sysadmin là gì
Giải đáp: Sysadmin là gì? Sức hấp dẫn và yêu cầu nghề Sysadmin

Nghề này chưa “bão hòa”, vẫn còn hot. Mức lương nghề Sysadmin thường dao động trong khoảng từ 10 đến 25 triệu đồng trên các diễn đàn tuyển dụng. Ngoài ra, những công ty nước ngoài có thể sẵn sàng trả đến 2000USD cho vị trí Quản trị viên hệ thống này.

Chúng ta có một ngày trong năm để tôn vinh những nhà Quản trị viên hệ thống. Họ làm việc thầm lặng nhưng cống hiến rất nhiều cho các công ty, doanh nghiệp. Ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 7 hàng năm là ngày họ được tôn vinh.   

Sysadmin làm công việc gì?

Với mức lương như đã đề cập thì những người Quản trị viên hệ thống sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc bảo trì cũng như sự vận hành trơn tru của cả hệ thống máy tính, đặc biệt là sự bảo mật và vận hành của máy chủ. Họ làm cho hiệu năng, dữ liệu thông tin và bảo mật của hệ thống máy tính đó đáp ứng mong muốn của người dùng và không vượt ra ngoài ngân sách đã lập kế hoạch.

Ảnh minh hoạ: Sysadmin là gì 1

Các chức danh công việc của đội ngũ Sysadmin

Tùy theo yêu cầu tuyển dụng từng công ty mà họ sẽ làm việc độc lập hoặc phối hợp trong  nhóm quản trị viên hệ thống. Ví dụ như trong công ty hay tổ chức lớn thì mọi người có thể thấy đội ngũ Sysadmin đảm nhận những chức danh công việc sau:

  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (technical support),
  • Quản trị viên cơ sở dữ liệu (database administrator),
  • Quản trị viên website (website administrator),
  • Quản trị viên mạng máy tính (network administrator)

Mô tả chi tiết công việc của system administrator :

Để đáp ứng những mong muốn của người dùng, họ thường sẽ đảm nhận tất cả hoặc một số công việc trong danh sách công việc sau:

  • Họ mua các phần mềm máy tính xong rồi cài đặt hoặc nâng cấp chúng. Ngoài ra họ cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, của các phần mềm trên hệ thống máy tính của công ty.
  • Họ cũng giám sát hiệu suất, duy trì chính sách bảo mật , sẵn sàng chẩn đoán và khắc phục kịp thời nếu hệ thống máy tính xảy ra lỗi, sự cố.
  • Họ đảm bảo dữ liệu thông tin trên máy tính được sao lưu thường xuyên, theo định kỳ và bảo mật khi lưu trữ.
  • Họ còn nghiên cứu, trả lời và đề xuất các phương án hỗ trợ phần kỹ thuật cho các dự án của người dùng, cải thiện hệ thống mạng của máy tính.
  • Họ cũng có thể tham gia đào tạo người sử dụng, đào tạo nhân viên IT mới hoặc giám sát nhân viên.

Nghề system administrator yêu cầu những kỹ năng/ tố chất cần thiết gì?

Một Sysadmin cần ham học hỏi:

Mọi người có thể theo đuổi các chuyên ngành như Khoa học máy tính (computer science), Công nghệ thông tin (information technology), Hệ thống thông tin (information systems), Mạng máy tính và Truyền thông,… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

Ngoài ra mọi người còn có thể theo đuổi các hệ thống chứng chỉ của Microsoft, Cisco hoặc LPI (Linux Professional Institute):

Hệ thống chứng chỉ của Microsoft:

Ảnh minh hoạ: Sysadmin là gì 2

Hệ thống chứng chỉ của Cisco (cập nhật 2020):

Ảnh minh hoạ: Sysadmin là gì 3

Hệ thống chứng chỉ của LPI: 

Ảnh minh hoạ: Sysadmin là gì 4

Hiện nay đã có chứng nhận mới nhất của LPI là LPIC-OT DevOps Tools Engineer. Chứng chỉ này cho phép các chuyên gia Linux sử dụng công cụ để cộng tác trong quá trình phát triển phần mềm và hệ thống.

Ngoài việc theo đuổi bằng cấp, chứng chỉ, để trở thành Sysadmin giỏi, mọi người cần tự học và rèn luyện nhiều hơn để mở rộng kĩ năng, kiến thức. Quá trình học hỏi, tìm hiểu nhiều thông tin hơn cũng sẽ giúp mọi người có nhiều kinh nghiệm tổng quát hóa vấn đề cần giải quyết, nhanh chóng tìm ra cách làm hiệu quả nhất. Ham học hỏi cũng giúp mọi người tránh gặp phải những bất cẩn đáng tiếc khi xử lý sự cố.

Sysadmin cần kiên nhẫn, chịu đựng áp lực công việc, có kỹ năng làm việc nhóm:

System administrator là người chịu trách nhiệm về sự ổn định của hệ thống máy tính liên tục 24/7. Hệ thống máy tính có thể phải tạm dừng hay xảy ra lỗi bất cứ lúc nào, phải khắc phục được sự cố trong thời gian sớm và nhanh nhất có thể. Cũng vì tính chất công việc đó mà các Sysadmin cũng phải sẵn sàng trong tâm thế làm việc ngoài giờ, tăng ca. Thậm chí cả nửa đêm phải kiểm tra hệ thống là điều bình thường. Ngoài ra còn có sự cố xảy ra từ sếp hay khách hàng. Bởi vậy mà những điều này đòi hỏi người làm nghề Quản trị viên hệ thống phải bình tĩnh, minh mẫn, kiên nhẫn tìm tòi và chịu đựng được áp lực công việc để tìm ra giải pháp tối ưu.

Trong quá trình giải quyết sự cố, các Sysadmin phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm tốt. Giao tiếp tốt sẽ giúp nhanh chóng báo cáo, tìm ra nguyên nhân sự cố, đề xuất các cách xử lý. Làm việc theo nhóm thì công việc của đội ngũ khắc phục sự cố sẽ giảm bớt áp lực, nhẹ gánh bớt đi và được giải quyết nhanh chóng hơn.

Tổng kết

Vậy là mọi người thấy đó, Sysadmin có vị trí rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Hi vọng là qua bài viết này mọi người đã hiểu rõ hơn về nghề Sysadmin là gì cũng như có những định hướng nếu theo đuổi ước mơ trở thành một người trong nghề. Chuyên mục wiki updatemoi.com luôn giải đáp những ý nghĩa câu từ như Sysadmin ý nghĩa là gì phía trên đến những ai đang muốn tìm hiểu từ cơ bản đến chuyên sâu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.