Panning là gì? Giải đáp chi tiết về kỹ thuật chụp ảnh Panning

2 Cập Nhật Mới
panning la gi

Việc biết được nhiều kỹ thuật chụp ảnh sẽ giúp các bạn tạo ra những bức ảnh đẹp. Mà không phải mất quá nhiều tiền vào máy móc. Thậm chí là thời gian để chỉnh sửa quá nhiều khi đã hoàn thành quá trình chụp. Nhiều kỹ thuật được áp dụng vào các khung ảnh. Trong số đó, nhiều người đã từng nghe tới Panning. Vậy Panning là gì? Thì bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu. Kỹ thuật này là gì và chúng được thực hiện như thế nào trong quá trình chụp ảnh.

Chụp ảnh Panning là gì?

Theo như việc hiểu đơn giản, thì Panning có nghĩa là “lia máy”. Đây là cách chụp ảnh di chuyển máy theo một phương ngang, cùng với đó là ống kính quét theo một vật để đang chuyển động. Nếu bạn di chuyển máy ảnh cùng với tốc độ của vật thể, thì vật thể và ống kính của bạn gần như đang di chuyển song song với nhau.

Nếu như các bạn vẫn chưa thể hiểu rõ về kỹ thuật này, thì hãy tưởng tượng đơn giản như sau. Bạn đang là thủ môn trong một trận đấu bóng, khi đối thủ sút về phía của bạn. Lúc này bạn bắt đầu di chuyển theo hướng của quả bóng để bắt kịp tốc độ di chuyển của nó. Khi này, trong mắt bạn sẽ thu hình quả bóng rõ ràng hơn cùng với đó là mọi vật xung quanh sẽ mờ đi. 

panning la gi
Panning là gì? Giải đáp chi tiết về kỹ thuật chụp ảnh Panning

Khi bạn đã hiểu rõ Panning là gì, thì áp dụng nó vào việc chụp ảnh sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ cần phải lia máy theo vật thể cần chụp một cách đồng bộ nhất từ tốc độ cho đến hướng chuyển động. Thì bạn sẽ thu được những tấm ảnh tuyệt vời nhất.

Kỹ thuật Panning dùng để làm gì?

Chụp ảnh là một trong nhiều hoạt động thường ngày trong cuộc sống. Mục đích của nó có thể là lưu trữ những hình ảnh đẹp, chia sẻ cho người khác cùng thưởng thức. Nhưng để có được những bức ảnh đẹp, đòi hỏi chúng ta phải có máy chụp ảnh đời mới hoặc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có thể không cần tới những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Mà vẫn có thể có những bức ảnh tuyệt vời nhờ vào những kỹ thuật chụp ảnh. 

Khi đã biết được Panning là gì, chắc hẳn ai cũng đã suy đoán được mục đích sử dụng của kỹ thuật này. Thực tế, trong cuộc sống kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều. Đặc biệt là trong các bộ môn thể thao: đua xe, điền kinh,… hay ở các quảng cáo xe máy, ô tô,…

panning la gi 1

Bởi vì đặc tính chính của nó là làm rõ vật thể trung tâm, khi đang chuyển động với những vật thể xung quanh. Cho dù ở bất kỳ tốc độ nào (không quá nhanh), thì kỹ thuật này vẫn có thể làm nổi bật được vật thể chính. Nhưng vẫn phải đòi hỏi người chụp phải thành thạo kỹ thuật này.

Một vài lưu ý mà mình muốn nhắc các bạn, không phải ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng kỹ thuật này. Vì kỹ thuật này vẫn đòi hỏi các bạn phải di chuyển theo vật thể. Một số vật thể di chuyển quá nhanh, các bạn khó có thể bắt kịp để áp dụng kỹ thuật này.

Ví dụ như đoàn tàu bên dưới, tốc độ của chúng quá nhanh nên không thể nào lia máy cùng tốc độ với nó. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể đứng im và giữ chắc máy để chụp. Và kết quả thu được sẽ có phần bị nhoè đi, nhưng nếu ai xem chắc có thể sẽ vẫn hiểu được toa tàu đang di chuyển.

Những nguyên tắc khi sử dụng kỹ thuật Panning

  1. Kỹ thuật này đòi hỏi người chụp phải giữ thật chắc máy và dùng tốc độ cửa trập chậm. Tuy nhiên, tốc độ cửa trập còn phụ thuộc nhiều vào vật thể mà các bạn sẽ chụp. Mình khuyến khích các bạn nên sử dụng 1/125s đối với vật thể di chuyển bình thường, 1/200s đối với vật thể di chuyển nhanh (xe lửa, xe đua,…) và 1/40s đối với những vận động viên tham gia môn thể thao đòi hỏi tốc độ. Không nên sử dụng tốc độ quá cao vì nó sẽ làm chết những khoảnh khắc của ảnh.
  2. Vật thể trên ảnh càng rõ ràng khi sử dụng tốc độ cửa trập nhanh. Đối với những người chưa có kinh nghiệm, thì đừng lựa chọn tốc độ cửa trập quá chậm sẽ dẫn tới việc lúng túng. Nên sử dụng tốc độ chậm vừa phải, khi đã tự tin hơn thì tăng dần tốc độ cửa trập. Nhưng vẫn nên dùng những tốc độ tiêu chuẩn, đừng sử dụng tốc độ quá nhanh.
  3. Để có được bức ảnh đẹp thì cần phải đưa ống kính quét liên tục theo hướng di chuyển của vật thể. Đừng chỉ cho máy cố định một vị trí duy nhất, điều này làm cho bức ảnh sẽ không còn đẹp.
  4. Tốc độ di chuyển của vật thể càng nhanh thì càng khó chụp. Điều này khá dễ hiểu, vì đối với những vật thể di chuyển quá nhanh. Như đoàn tàu, thì bạn khó có thể nào di chuyển cùng để chụp. Nên mình khuyên các bạn hãy chọn những vật thể có tốc độ vừa phải nếu chưa có kinh nghiệm. Nếu vẫn muốn chụp những vật thể ấy, thì các bạn nên đứng xa hơn để tạo cảm giác vật thể di chuyển chậm hơn một chút.
  5. Chỉ mở khẩu tối đa khi môi trường có ánh sáng quá yếu. Vì việc mở khẩu tối đa rất dễ bị rủi ro mất nét, cho dù bạn đã di chuyển máy tương đương với tốc độ của vật thể.
  6. Đừng bỏ cuộc và hãy thật kiên nhẫn. Vì đây là một kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng cao và khả năng phản xạ tương đối tốt. Việc thất bại ở những lần đầu sẽ rất khó tránh khỏi, hãy thật sự cố gắng hoàn thiện tốt hơn từng ngày nhé.

Tổng kết

Như vậy, mình đã chia sẻ được những thông tin hữu ích về kỹ thuật Panning là gì đến cho các bạn. Vì đây là một trong nhiều kỹ thuật rất hay trong chụp ảnh, mà các bạn nên tìm hiểu. Chúc các bạn nhanh chóng thành thạo kỹ thuật này. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.