Hàm Log trong excel là hàm trả về logarit của một số với cơ số đã định trước. Hàm Log là một trong những hàm toán học và lượng giác hay được sử dụng trong Excel. Bài viết này mình sẽ nhắc lại khái niệm về logarit, và chia sẻ đếncác bạn công thức cũng như cách sử dụng hàm Log để các bạn dễ dàng tham khảo nhé.
Xem Nhanh Mục Lục
Tìm hiểu về thuật ngữ logarit là gì?
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ quên hoặc còn chưa hiểu rõ về logarit, vậy mình sẽ nhắc lại để các bạn nhớ lại cũng như nắm được ý nghĩa của logarit, để từ đó sẽ ứng dụng tốt hơn khi nào thì cần dùng đến hàm Log.
Trong toán học, logarit (tiếng Anh: logarithm) được gọi là hàm ngược của lũy thừa. Có nghĩa logarit của một số là số mũ của một giá trị cố định, gọi là cơ số, phải được nâng lên lũy thừa để tạo ra con số đó.
Ví dụ: Logarit cơ số 10 của 100 là 2, vì 10 mũ 2 là 100 (100 = 10 × 10= 102); tức là phép nhân được lặp lại 2 lần
Tóm gọn lại, chúng ta có thể hiểu lũy thừa cho phép bất kỳ số thực dương nào có thể nâng lên lũy thừa với số mũ thực bất kỳ, luôn luôn tạo ra một kết quả là số dương, vì vậy logarit có thể được tính toán cho bất kỳ hai số dương thực a và b trong đó a ≠ 1.
Với hai số dương a và b với a ≠ 1. Số α thỏa mãn đẳng thức aα = b được gọi là logarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.
|
Hướng dẫn sử dụng hàm Log trong Excel
Mô tả: Hàm Log để tính logarit của một số với cơ số do bạn chỉ định.
Thay vì phải đặt phép tính, thì hàm Log sẽ giúp bạn có kết quả vô cùng nhanh chóng và đơn giản.
Công thức hàm Log trong Excel
Cú pháp: =LOG(number, [base]).
Trong đó:
- Number: Là số thực dương mà bạn muốn tính logarit, là tham số bắt buộc
- Base: Là cơ số của Logarit, tham số tùy chọn. Nếu cơ số được bỏ qua, thì cơ số được giả định là 10
Lưu ý: Nếu number<0, thì trả về giá trị lỗi #Num!
Ví dụ: Hãy tính logarit của các giá trị với cơ số đã cho tương ứng trong bảng sau.
Để tính logarit của các giá trị ở ví dụ trên chúng ta sử dụng hàm Log.
Tại ô I6 đặt công thức: I6= Log(G6,H6).Trong đó G6 là number – số mà ta cần tính Log, H6 là base – cơ số của logarit.
Sau đó nhấn enter và có kết quả.
Logarit của 100, vì đối số thứ hai (cơ số-base) bị bỏ qua, nên nó được giả định là 10. Kết quả là 2, là bậc lũy thừa để nâng cơ số đó bằng 100.
Tiếp tục copy công thức cho các ô còn lại.
Nhìn vào kết quả bên trên ta có:
- Logarit cơ số e của 92 xấp xỉ bằng 2.718 hay đây chính là LN(92). Kết quả ~ 5, là bậc lũy thừa để nâng cơ số đó lên bằng 92.
- Logarit cơ số 2 của 64 => Log(64,2) cho kết quả là 6, 6 là bậc lũy thừa để nâng cơ số 2 lên bằng 64, 26 = 64
- Logarit cơ số 9 của 729 => Log(729,9) cho kết quả là 3, 3 là bậc lũy thừa để nâng cơ số 9 lên bằng 729, 93 = 729
Xem thêm: Cách sử dụng hàm LN trong Excel
Trường hợp Number =-4<0, thì hàm Log trả về giá trị lỗi #Num!
Tổng kết
Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Log để tính logarit cho một số với cơ số cho trước,cùng với ví dụ kèm theo hi vọng các bạn sẽ sử dụng thành công hàm này. Để có thêm kiến thức về excel các bạn hãy tham khảo các bài viết của https://updatemoi.com nhé.