Làm tròn số trong Excel là giúp các con số trông ngắn gọn hơn. Mặc dù khi làm tròn như vậy thì các con số sẽ ít chính xác hơn so với con số ban đầu. Nhưng trong nhiều hoàn cảnh, yêu cầu công việc hay học tập chúng ta bắt buộc phải làm tròn.Tùy vào tình huống, bạn có thể cần phải làm tròn số thập phân hoặc số nguyên,… Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với mọi người các cách làm tròn số trong excel và nguyên tắc làm tròn từ các ví dụ cụ để các bạn có thể ứng dụng một cách tốt nhất nhé.
Xem Nhanh Mục Lục
Làm tròn bằng cách thay đổi số vị trí thập phân được hiển thị trong Excel
Làm tròn trên một trang tính Excel
Cách làm tròn số này chỉ thay đổi trên mặt hiển thị nhưng không làm thay đổi số.
- Bạn chọn một ô hoặc một cột, hay một bảng tính mà các bạn muốn định dạng.
- Tiếp theo để hiển thị thêm hoặc bớt các chữ số sau dấu thập phân, trên tab Trang đầu của trang tính, trong nhóm Số, các bạn hãy bấm Tăng Thập phân hoặc bấm Giảm Thập phân .
Ví dụ: Hiển thị số 675.7812 về số có hai chữ số sau dấu thập phân.
Các bạn chọn bấm giảm thập phân, chọn hai lần để giảm từ 4 số thập phân về còn 2 số. Ta được kết quả 675.78
Làm tròng định dạng dựng sẵn trong Excel
- Trên tab Trang đầu, trong nhóm Số, bấm vào mũi tên để chọn kiểu định dạng số.
- Trong danh sách Thể loại, tùy thuộc mục đích yêu cầu sử dụng, mà chọn kiểu dữ liệu số như: Dạng số, Tiền tệ, Kế toán, Tỷ lệ phần trăm,…
- Trong hộp Vị trí thập phân, hãy nhập số lượng vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị.
Các hàm làm tròn số trong excel và nguyên tắc làm tròn
Một chủ đề khá thú vị, các bạn biết có bao nhiêu hàm làm tròn trong excel? Tại sao lại phải có nhiều hàm như vậy?Nguyên tắc làm tròn là gì? Hãy cùng https://updatemoi.com/ tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nhóm hàm ROUND cách sử dụng và nguyên tắc làm tròn
Tại sao lại gọi là nhóm hàm Round? Vì trong nhóm này có 3 hàm round giúp làm tròn số bao gồm: Round, Roundup, Rounddown. Cả 3 hàm này đều có cấu trúc giống nhau.
Cú pháp lần lượt là:
=Round(number,num_digits)
=Roundup(number,num_digits)
=Rounddown(number,num_digits)
Trong đó:
- Number: Là số cần làm tròn
- Num_digits: Là số chữ số cần làm tròn. Làm tròn tới vị trí thứ mấy tính từ dấu ngăn cách phần thập phân. Nếu num_digits là số dương thì làm tròn sang bên phải dấu ngăn cách phần thập phân, ngược lại nếu là số âm thì làm tròn sang bên trái.
Nguyên tắc làm tròn của nhóm hàm Round là làm tròn từ số 0 về 2 phía. Tính từ vị trí dấu ngăn cách phần thập phân
(số 0).
Sơ đồ nguyên tắc làm tròn nhóm hàm Round:
Giải thích nguyên tắc làm tròn:
Hàm Round làm tròn dựa theo nguyên tắc phần làm tròn <5 thì làm tròn xuống, phần làm tròn >=5 thì làm tròn lên. Với đối số Num_digits( gọi tắt là N) chúng ta sẽ có một số trường hợp khác nhau.
- Nếu N = 0 thì ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất. Ví dụ làm tròn số Round(7.13,0) = 7
- Nếu N > 0 thì số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Ví dụ Round(12.1345364,5) = 12.13454.Nếu N =1 lấy 1 số lẻ, n=2 lấy 2 số lẻ,…
- Nếu N < 0 thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Ví dụ Round(54.23434, -1) = 50. Nếu N = -1 thì làm tròn đến hàng chục, N = -2 làm tròn đến trăm và N = -3 là đến hàng nghìn…
Ví dụ 1: Bên trên mình cũng đã lấy ví dụ cụ thể cho từng trường hợp làm tròn của hàm Round rồi. Dưới đây là ví dụ thực tế áp dụng trong trường hợp làm tròn điểm số của các bạn sinh viên lấy đến hai chữ số thập phân. Công thức =Round(C3,2) , trong đó C là cột điểm số cần được làm tròn, 2 là num_digits. Sau đó nhấn enter và kéo công thức cho các ô còn lại ta có kết quả như ở cột E.
.
- Hàm Roundup chỉ làm tròn lên, lớn hơn số gốc và lớn hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng hàm. Với N>0 thì làm tròn phía sau phần thập phân, N=0 thì số được làm tròn lên tới số nguyên gần nhất, với số N<0 thì làm tròn đến hàng chục, hàng trăm…
Ví dụ 2: Bên dưới là ví dụ minh họa một số trường hợp cho nguyên tắc làm tròn số của hàm Roundup. Các bạn quan sát sự chuyển đổi từ số ban đầu sau khi dùng hàm Roundup thì cho kết quả làm tròn tại cột kết quả.
- Hàm Rounddown sẽ ngược với hàm Roundup, chỉ làm tròn xuống. Kết quả sẽ là giá trị nhỏ hơn giá trị gốc của số. Với N >0 thì số được làm tròn xuống tới số vị trí thập phân được chỉ định, N=0 thì số được làm tròn xuống tới số nguyên gần nhất. Với N<0 thì làm tròn xuống sang bên trái dấu thập phân.
Ví dụ 3: Tương tư như hàm Roundup, mình đưa ra một số trường hợp làm tròn khi sử dụng hàm Rounddown. Các bạn cũng quan sát số ban đầu, công thức và đối chiếu với cột kết quả để thấy sự làm tròn nhé.
Hàm EVEN và hàm ODD, làm tròn đến phần nguyên là số chẵn, lẻ
Ngoài cách làm tròn đến số thập phân, số nguyên thông thường thì còn có kiểu làm tròn đến một số chẵn hoặc một số lẻ. Để thực hiện việc làm tròn này chúng ta sử dụng hai hàm Even và Odd. Hai hàm này là hàm làm tròn số rất đơn giản. Even() làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất, còn Odd() làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất. Cả hai đều làm tròn theo kiểu chạy xa khỏi số 0 (giống nguyên tắc hàm Roundup). Đối tượng của 2 hàm này chỉ có 1 tham số Number, và kết quả làm tròn luôn là số nguyên, không có phần thập phân.
1. Hàm EVEN: Hàm này làm tròn đến một nguyên là số chẵn.
Cú pháp: = EVEN(number)
Trong đó: Number: Là số được làm tròn
Ví dụ 1: Làm tròn 2 số cho dưới đây về một số gần nhất là số nguyên chẵn. Trong trường hợp này dùng hàm Even thì chúng ta thu được kết quả như mong muốn.
2. Hàm ODD: Làm tròn tới một số nguyên là số lẻ.
Cú pháp: = ODD(number)
Trong đó: Number: Là số được làm tròn
Ví dụ 2: Làm tròn 2 số cho dưới đây về một số gần nhất là số nguyên lẻ. Chúng ta sử dụng hàm Odd,
Hàm MROUND làm tròn trả về một số được làm tròn tới bội số theo mong muốn.
Cú pháp: MROUND(number, multiple)
Trong đó:
- Number: Là giá trị muốn làm tròn, có thể là số dương hoặc số âm cho phép có cả phần thập phân.
- Multiple: Là bội số muốn làm tròn tới, căn cứ vào tham số này để xác định bội số gần nhất có thể làm tròn.
Lưu ý:
– Khi number và multiple khác dấu thì hàm sẽ báo lỗi #NUM. Nếu number và multiple cùng dấu thì kết quả chính là số đó.
– Hàm MROUND làm tròn lên hướng ra xa số 0 khi và chỉ khi số dư của phép chia number cho multiple lớn hơn hoặc bằng một nửa giá trị multiple.
– Một giá trị muốn làm tròn theo bội số là 0 thì giá trị trả về luôn là số 0 bất kể giá trị làm tròn.
Ví dụ: Làm tròn các giá trị theo bội số đã cho. Để thực hiện yêu cầu này, chúng ta dùng hàm Mround. Tại ô cần tính J8, đặt Công thức = Mround(H8,I8)
Sau khi nhập công thức và nhấn enter kéo xuống các dòng còn lại thì ta được kết quả như bên dưới:
– Mround( 25.7,5) Làm tròn 25.7 về bội số gần nhất của 5 kết quả là 25
– Mround(19.9,0.6) Làm tròn 19,9 về bội số gần nhất của 0.6 là 19.8 ( Bội số là số thập phân thì giá trị được làm tròn là số thập phân theo bội số gần nhất của bội số)
– Mround(-25.7,-3) Làm tròn -25.7 về bội số gần nhất của -3 là -27(Tiến ra xa số 0, do -25.7/-3> -3/2)
– Mround(-25.7,3) khác dấu nhau nên trả về giá trị lỗi #NUM!
– Mround( 25,0) trả về kết quả là 0
Hàm CEILING và FLOOR làm tròn theo bội số
Hai hàm này sẽ có cách thực hiện tương tự hàm MROUND, đều làm tròn tới bội số gần nhất của số nào đó. Nhưng hàm CEILING sẽ làm tròn số ra xa số 0, còn hàm FLOOR làm tròn trở về số 0.
1. Hàm CEILING
Hàm CEILING nguyên tắc làm tròn cách xa khỏi số 0. Hàm này sử dụng để làm tròn lên đến bội số gần nhất của đối tượng significance.
Cú pháp: =CEILING(number, significance)
Trong đó:
- Number: Số cần được làm tròn
- Significance: Là số cần làm tròn đến bội số của nó
Lưu ý: – Number và Significance trái dấu hàm sẽ báo lỗi #NUM,
– Number là bội số của Significance thì kết quả sẽ ra chính số đó.
Ví dụ 1: Một số trường hợp làm tròn theo bội số của hàm Ceiling. Công thức =CEILING(B3,C), enter và kéo công thức xuống các ô còn lại ta được kết quả như bên dưới.
2. Hàm FLOOR
Hàm FLOOR làm tròn theo nguyên tắc gần tới số 0. Hàm này sử dụng để làm tròn xuống đến bội số gần nhất của đối tượng significance
Cú pháp: =FLOOR(number, significance)
Trong đó:
- Number: Số cần được làm tròn
- Significance: Là số cần làm tròn đến bội số của nó
Lưu ý: Hàm này cũng có những chú ý tương tự như hàm CEILING.
Ví dụ 2: Để hiểu thêm về cách sử dụng hàm này, các bạn hãy tham khảo ví dụ bên dưới. Tại cột D đặt công thức =FLOOR(B3,C), nhấn enter và kéo công thức cho các ô còn lại, chúng ta có kết quả:
Hàm INT, TRUNC làm tròn tới số nguyên gần nhất
Hai hàm này đều được sử dụng để làm tròn một số thành số nguyên.
1. Hàm INT
Hàm INT giúp làm tròn tới số nguyên gần nhất.
Cú pháp: = INT(number)
Trong đó: – Number: Số cần được làm tròn
Ví dụ 1: = INT( 7.9) làm tròn 7.9 xuống số nguyên gần nhất được kết quả là 7
=INT(-7.9) làm tròn -7.9 xuống số nguyên gần nhất được kết quả là -8
2. Hàm TRUNC
Hàm TRUNC giúp làm tròn một số thành số nguyên bằng cách loại bỏ phần thập phân của nó.
Cú pháp: TRUNC(number, [num_digits])
Trong đó:
- Number: Số cần làm tròn.
- Num_digits: Là một số nguyên, xác định độ chính xác của việc cắt bớt. Giá trị mặc định của num_digits là 0 (không).
- Num_digits > 0: Nếu number là một số thập phân, thì num_digits chỉ ra số con số thập phân mà bạn muốn giữ lại (sau dấu phẩy).
- Num_digits = 0 hoặc không nhập, thì bỏ hết phần thập phân của số.
- Num_digits < 0: Làm tròn số thành một số nguyên và làm tròn số sang trái thành một bội số của 10
Lưu ý:
– Khi num_digits khác 0, thì hàm ROUND làm tròn, còn hàm TRUNC chỉ cắt bỏ bớt số mà không làm tròn .
– Đối với số dương thì hàm INT và hàm TRUNC sẽ cho kết quả giống nhau. Lúc đó num_digits của TRUNC = 0 hoặc không có. Nhưng là số âm thì hai hàm này sẽ cho ra kết quả khác nhau.
Ví dụ 2: Nhìn vào ví dụ bên dưới các bạn thấy:
- Khi Trunc(754.468,4) thì 4 là số thập phân muốn làm tròn ta được kết quả 754.468
- Khi Trunc(754.468,0) thì bỏ hết số thập phân của số ta được 754
- Khi Trunc(754.468,-2) thì làm tròn thành số nguyên, sang trái thành bội số của 10 ta được 700
- Khi Trunc(754.468,0) tương tự làm tròn sang trái ta được kết quả là 0
Lời kết:
Trên đây mình đã chia sẻ về các cách để làm tròn số trong Excel với những ví dụ cụ thể, từng trường hợp làm tròn số khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng và nội dung yêu cầu làm tròn số kiểu nào trong bảng số liệu mà bạn lựa chọn hàm làm tròn số cho phù hợp. Chúc các bạn thành công!