Thế giới thay đổi mạnh mẽ với tất cả mọi thứ từ môi trường khí hậu cho đến công nghệ, máy móc và hệ điều hành Android cũng nằm trong số đó. Với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, Android ngày càng được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu của mỗi người. Với những thiết bị mới thì hệ điều hành có thể tự động được nâng cấp, tuy nhiên đối với những thiết bị cũ hơn, cách nâng cấp Android sẽ phải thực hiện một số bước và đôi khi với một số máy chúng ta còn không thể nâng cấp được.
Với những yêu cầu cấp thiết về cập nhật hệ điều hành, nhiều bạn còn chưa biết cách nâng cấp Android cũng như chưa biết về những điều cần lưu ý khi nâng cấp. Vậy nên bài này mình sẽ chia sẻ cho mọi người cách nâng cấp Android và những điểm cần lưu ý, hi vọng bài viết sẽ có ích đối với mọi người.
Xem Nhanh Mục Lục
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện cách nâng cấp Android
Hệ điều hành Android là gì?
Để nâng cấp cũng như cập nhật phiên bản mới nhất của Android thì trước hết bạn phải hiểu hệ điều hành Android là gì.
Có thể hiểu một cách đơn giản Android là hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux, hiện nay Android đã được Google mua lại và quản lý. Hệ điều hành Android là hệ điều hành có lượng người dùng phổ biến trên thế giới với những sự dễ dàng trong giấy phép cũng như mã nguồn. Chủ yếu hệ điều hành Android chạy trên cách thiết bị như máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Bởi vì khá ít ràng buộc trong việc cấp phép nên nhiều người lo ngại về khả năng bao mật của Android. Tuy nhiên Google vẫn đang tích cực nâng cấp, ngày càng hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu từ phía người dùng.
Một số lưu ý khi nâng cấp Android
- Đầu tiên, hãy sao lưu tất cả dữ liệu trên điện thoại Android của bạn. Khi thực hiện cập nhật phiên bản mới nhất có thể các dữ liệu trước đo của bạn sẽ bị mất đi, vậy nên hãy lưu lại nhé.
- Đảm bảo kết nối Wi-fi. Có thể coi Wi-fi là điều kiện cần để chúng ta có thể tiến hành cách nâng cấp Android, nếu không có wi-fi đảm bảo quá trình nâng cấp sẽ bị dán đoạn gây khó chịu cho người dùng
- Đảm bảo dung lượng trên thiết bị điện thoại của bạn. Thông thường khi nâng cấp hệ điều hành lên cao hơn thì chúng ta sẽ phải tốn thêm dung lượng so với phiên bản chưa nâng cấp. Vậy nên, hãy lưu ý điều này nhé.
- Lưu ý về pin điện thoại. Vì quá trình nâng cấp Android sẽ cần nhiều thời gian, tốt nhất nên để điện thoại của bạn với lượng pin trên 50%.
Kiểm tra phiên bản Android của điện thoại
Để biết điện thoại của bạn có cần nâng cấp không thì chúng ta phải tiến hành kiểm tra. Chúng ta phải biết phiên bản của hệ điều hành đang chạy là ở phiên bản nào. Hiện nay hệ điều hành Android là hệ điều hành phổ biến được áp dụng trên các thiết bị điện thoại của các hãng như Samsung, Oppo,… tuy nhiên có một số hãng không thể nào chạy được hệ điều hành Android ví dụ như Iphone ( Iphone chạy hệ điều hành IOS). Vậy nên hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Dưới đây là một vài ví dụ về cách kiểm tra của một số dòng điện thoại phổ biến, mời bạn tham khảo.
Kiểm tra phiên bản hệ điều hành Android cho điện thoại Samsung
Các bước tiến hành:
Bước 1: Truy cập phần cài đặt của điện thoại Settings.
Bước 2: Lướt xuống gần cuối, chọn Thông tin điện thoại ( About Phone) => chọn Thông tin phần mềm ( Software Information).
Bước 3: Nhận diện phiên bản Android của điện thoại trong mục Phiên bản Android và phiên bản One UI
Cách kiểm tra phiên bản Android cho điện thoại Google Pixel
Cách tiến hành:
Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Cài đặt ( Settings).
Bước 2: Lướt xuống dưới và chọn mục hệ thống (System) => vào mục About Phone (thông tin về điện thoại).
Bước 3: Ở cuối màn hình điện thoại bạn sẽ thấy phiên bản Android của bạn.
Đối với các dòng điện thoại khác bạn cũng truy cập tương tự để vào phần cái đặt sau đó tìm các thông tin về hệ điều hành Android.
Cách nâng cấp Android lên phiên bản mới
Các hãng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đa số đều có những đặc điểm chung để người dùng dễ dàng thực hiện nâng cấp. Dưới đây mình sẽ ví dụ về cách nâng cấp Android cho điện thoại Samsung, và đương nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách này cho tất cả các dòng máy khác.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Bạn vào mục cài đặt trên điện thoại ( Settings)
Bước 2: Chọn Cập nhật phần mềm (Software updates)
Bước 3: Chọn tải về và cài đặt ( Download and Install) để chính thức bắt đầu quá trình nâng cấp Android.
Bước 4: Thực hiện một số yêu cầu theo hướng dẫn và chờ quá trình cập nhật hoàn tất.
Khi nào thì biết điện thoại cần được nâng cấp Android ?
Đây là câu hỏi mình nghĩ là khá nhiều người quan tâm. Đối với một số người quan tâm về các tin tức công nghệ, họ sẽ nắm bắt khá nhanh những thông tin này bởi chúng được công khai ở khắp các bản tin cũng như trên trang truyền thông chính của nhà Android. Đối với những người ít quan tâm hơn, bạn có thể nhận được những thông tin ở mục thông báo trên điện thoại (trong phần cài đặt).
Tùy vào từng dòng máy khác nhau bạn sẽ nhận được thông báo nhanh hoặc chậm. Đối với những dòng máy cũ quá trình nhận thông báo diễn ra lâu hơn, ngược lại ở những dòng điện thoại mới hệ thống sẽ có thông báo nhanh hơn thậm chí là tự động cập nhật cho bạn.
Lời kết
Vừa rồi mình đã chia sẻ cho các bạn cách nâng cấp Android và những điểm lưu ý, hi vọng các bạn sẽ áp dụng thành công. Cảm ơn đã ghé thăm Updatemoi.com thường xuyên.